Học tập đạo đức HCM

Phát hiện và phòng trị một số bệnh trên cá rô phi thương phẩm

Thứ sáu - 19/09/2014 05:21
Đối với cá rô phi thương phẩm, hai bệnh nguy hiểm nhất và có thể gây chết hàng loạt, đó là bệnh xuất huyết và bệnh viêm ruột. Trong quá trình nuôi bà con nên tuân thủ đúng các nguyên tắc phòng và trị bệnh, đồng thời thực hiện chăm sóc ao nuôi theo quy trình kỹ thuật sẽ hạn chế tối đa dịch bệnh trên đàn cá.

1. Bệnh xuất huyết:


Triệu chứng của bệnh xuất huyết:


Nhìn bên ngoài:


- Cá bơi tách đàn, bơi lờ đờ, xoáy tròn một lúc sau đó chìm dưới đáy ao.


- Da biến đổi sang màu tối sẫm, các hốc vây và nắp mang bị xuất huyết.


- Mắt cá bị đục mờ, có thể bị lồi cả mắt ra.

 


Biểu hiện của cá rô phi bị bệnh xuất huyết.

 


Nội tạng bên trong:


- Khi cắt mang, thấy có đoạn mang bị sơ. Nếu cá bị nặng, mang chuyển sang màu trằng, có bùn bám lên trên.


- Khi mổ bụng thấy ruột cá không có thức ăn, bị xuất huyết, gan thâm tím, thận nhũn. Lúc này, ta có thể khẳng định chắc chắn cá rô phi bị bệnh xuất huyết.


Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết:


Cá bị bệnh xuất huyết do cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp. Khi cá bị ô nhiễm môi trường nước (do dư thừa thức ăn, bón phân nhiều mà không quản lý tốt môi trường ao nuôi), gặp nhiệt độ cao, vi khuẩn này sẽ phát triển cao, gây bệnh cho cá rô phi. Ngoài ra, nếu trong quá trình vận chuyển cá giống, dụng cụ vận chuyển không đảm bảo làm cá bị sây sát cũng làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể cá, lây lan nhanh trong quần đàn, gây ra bệnh xuất huyết và có thể gây chết cá hàng loạt.


Cá ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi dễ bị nhiễm bệnh và chết nhiều nhất.


Trị bệnh xuất huyết:


- Sử dụng kháng sinh như Doxycilne hoặc Enrofloxacine, 2-5g/100kg cá/ ngày, liên tục trong 5 - 7 ngày.


+ Cách sử dụng: trộn thuốc với cám, để sau 30 phút mới tiến hành cho cá ăn. Chú ý trước khi trộn thuốc 10-15 phút, nên xịt nước vào cám để cám dễ ngấm thuốc.



+ Còn đối với thức ăn tự chế, có thể nấu chín ở dạng sền sệt. Sau đó để nguội ở 20-30 độ rồi thuốc thật đề. Để khoảng 30 phút sau thì nắm lại và cho cá ăn.


+ Trong quá trình trộn thức ăn cho cá, chú ý nên giảm đi một nửa lượng thức ăn hàng ngày sau đó mới trộn thuốc. Như vậy, cá sẽ ăn hết toàn bộ lượng thức ăn có thuốc.


- Kết hợp xử lý môi trường nước:


+ Dùng vôi bột, với lượng 1-3 kg/m3 nước, lưu ý không được rắc trực tiếp xuống ao, bởi cá sẽ lầm tưởng là thức ăn. Nếu cá ăn phải sẽ không tốt hoặc có thể chết nếu ăn nhiều. Do vậy, chúng ta cần phải hòa vôi bột cùng với nước sau đó té khắp ao, môi trường sẽ được cải thiện, giúp cá khỏe mạnh hơn. .


+ Hoặc dùng TCTA dạng viên sủi hay một số chế phẩm làm sạch môi trường( sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).


- Chú ý khi ngừng dùng thuốc kháng sinh từ 20 – 30 ngày, người nuôi mới được thu hoạch cá, để không còn dư lượng kháng sinh trong thịt cá, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.


2. Bệnh viêm ruột


Triệu chứng bệnh viêm ruột:


- Bơi tách đàn, lờ đờ; da chuyển màu tối hơn (biểu hiện giống ở bệnh xuất huyết).


- Bụng chướng rất to và hộ môn sưng đỏ có dịch nhầy chảy ra.


- Khi giải phẫu, thấy ruột đầy hơi.

 


Khi cá bị bệnh viêm ruột, hậu môn sưng đỏ và có nhiều chất nhờn.

 


Nguyên nhân gây bệnh:


Cá rô phi bị bệnh viêm ruột là do cá bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas hyd-rophila hoặc là do ăn phải thức ăn nấm mốc, quá hạn sử dụng.


Trị bệnh:


- Cũng giống như khi trị bệnh xuất huyết, đối với cá bị bệnh viêm ruột, dùng kháng sinh như Doxycilne trộn với thức ăn để trị bệnh.


- Tuy nhiên để hiệu quả trị bệnh cao, cần cho cá ăn thêm một số chế phẩm sinh học hoặc một số vitamin để nâng cao sức đề kháng. Hàng tháng, cho cá ăn thêm vitamin C, với liều lượng 30-50mg/100 kg cá. Hiện nay, trên thị trường có bán thuốc tiên đắc thành phần chủ yếu là tỏi có hiệu quả rất tốt, có thể dùng cho cá.


3. Phòng bệnh xuất huyết và viêm ruột:


Vệ sinh ao trước khi nuôi cá:


- Tát cạn ao, bắt cá tạp.


- Vét bùn.


- Rắc vôi bột và phơi đáy ao. Dùng 7 – 10 kg vôi bột cho 100 m2 đáy ao.


Trong quá trình chăm sóc:


- Dùng vôi bột theo định kỳ. Khối lượng: 2 - 3 kg vôi té 100 m3 nước tùy thuộc độ pH của nước.


- Dùng chế phẩm sinh học để khử trùng nước ao nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Ngoài ra, hàng tuần cần kiểm tra nước 1 lần, để xem mức độ tảo cũng như thức ăn tự nhiên trong ao, từ đó có cách điều chỉnh kịp thời. Màu nước ao thích hợp nuôi cá là màu nõn chuối.

 

Nguyễn Thị Hà
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

(Theo Thông tin Khuyến nông Việt Nam Số 10/2014).

 

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập390
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm389
  • Hôm nay69,075
  • Tháng hiện tại805,185
  • Tổng lượt truy cập93,182,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây