Học tập đạo đức HCM

Phòng, trị chứng liệt chân ở chim cút

Thứ tư - 06/06/2018 03:17
Bệnh xảy ra phổ biến ở giai đoạn đẻ trứng đỉnh điểm và cuối chu kỳ khai thác trứng. Khi bị bệnh, chim giảm đẻ, vỏ trứng mỏng, thậm chí không có vỏ, xương mềm xốp, dễ gãy… chim đi lại không bình thường, nằm ốm rồi chết, gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường là do thức ăn không cấp đủ hoặc mất cân đối dưỡng chất. Thức ăn thiếu hụt canxi, phốt pho, magie, Vitamin B1, B2, B6 và Vitamin D. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là do mất cân bằng Ca - P, vì sau thời gian đẻ, lượng Ca trong cơ thể luôn bị cân bằng âm. Canxi và phốt pho là 2 nguyên liệu quan trọng trong quá trình hình thành khung xương và vỏ trứng của chim cút, nhất là xương cánh rất dòn và dễ bị gãy. Chim đẻ rộ và cuối chu kỳ khai thác trứng, nếu lượng canxi, phốt pho trong máu không đáp ứng đủ nhu cầu thì cơ thể sẽ phải huy động canxi, phốt pho từ xương vì vậy làm cho bộ xương bị xốp và dễ gãy.


Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng giúp chim cút phát triển tốt     Ảnh: VM
 

Magiê cũng là nguyên liệu quan trọng trong quá trình tạo xương và có vai trò trong nhiều hoạt động sinh lý quan trọng trong cơ thể. Do vậy thiếu hụt canxi, phốt pho, magiê sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của cơ thể mà điển hình nhất là chim cút bị nằm liệt, rối loạn vận động.

Khi khẩu phần ăn thiếu Vitamin D kết hợp với chuồng nuôi thiếu ánh sáng, cũng là nguyên nhân khiến cho chim cút mắc bệnh nằm liệt. Thiếu hụt Vitamin D, chim cút không thể hấp thụ canxi từ thức ăn vào cơ thể. Hoặc thức ăn có hàm lượng chất béo cao cũng hạn chế hấp thụ canxi. Việc hấp thụ canxi kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khoáng khác và đây là nguyên nhân làm chim dễ mắc bệnh.

Thức ăn thiếu Vitamin B1, B2, B6 làm chim ốm yếu, liệt cơ và cũng làm cho chim bị nằm liệt.

Ngoài ra khi chim bị viêm khớp do vi khuẩn gây nên cũng có thể làm cho chim cút bị bệnh nằm liệt (Staphylococcus gây nhiễm trùng máu, Mycoplasma gây bệnh đường hô hấp, Salmonella gây bệnh thương hàn…).

 

Triệu chứng

Khi bị bệnh, chim cút có hiện tượng chân yếu và không có khả năng nâng cơ thể lên.

 

Phòng bệnh

Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch.

Trong quá trình nuôi, sử dụng những chế phẩm có chức năng cung cấp canxi, phốtpho, magiê, vitamin bổ sung vào thức ăn hoặc nước uống của chim định kỳ hoặc thường xuyên. Đặc biệt là ở giai đoạn chim đẻ đỉnh điểm và cuối chu kỳ khai thác trứng. Khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần bổ sung thuốc bổ tổng hợp và men tiêu hóa cho chim cút trong 3 - 5 ngày để tăng cường sức đề kháng và chống stress gây hại.

Thực hiện biện pháp an toàn vệ sinh chuồng trại. Chăm sóc chim đúng kỹ thuật, thức ăn cần đảm bảo về chất lượng và số lượng, nhằm nâng cao sức đề kháng giúp chim tránh được các bệnh nói chung và nằm liệt nói riêng.

 

Điều trị bệnh      

Bệnh này không có thuốc điều trị, những con đã mắc bệnh cần được loại thải.

Cung cấp đầy đủ Ca - P trong khẩu phần. Chọn bột sò và bột xương tốt, không pha tạp để bổ sung trong khẩu phần.

Pha Terramycin và Vitamin C vào nước uống với liều 50 mg Vitamin C/lít để tăng cường khả năng hấp thụ Ca - P của đường ruột.

 

Cung cấp thêm Vitamin D3 với lượng 500 UI/con/ngày.

Khi phát hiện bệnh, mà xác định được nguyên nhân chim cút nằm liệt do thiếu hụt canxi, phốt pho, magiê mà người nuôi bổ sung canxi, phốt pho, magiê một cách cảm tính mà phải bổ sung đủ số lượng và đúng lệ giữa các thành phần khoáng này. Khi khẩu phần quá nhiều canxi sẽ làm giảm hấp thụ magiê; Khẩu phần nhiều phốt pho sẽ gây cản trở quá trình hấp thu canxi...

Nguồn: nguoichanuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm107
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,061,050
  • Tổng lượt truy cập92,234,779
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây