Học tập đạo đức HCM

Tưới khô ẩm xen kẽ, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính

Thứ hai - 26/01/2015 01:53
Tiết kiệm nước là một trong những mục tiêu hàng đầu của các gói kỹ thuật canh tác lúa hiện nay như Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” nhưng đây cũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Đây chính là lý do để Viện Môi trường nông nghiệp bắt tay vào thực hiện dự án phát thải thấp CH4 trong canh tác lúa nước thông qua việc áp dụng kỹ thuật tưới khô ẩm xen kẽ (AWD).

Hiệu quả đã được khẳng định

Trên thực tế, tưới khô ẩm xen kẽ không còn là giải pháp kỹ thuật quá mới mẻ trong canh tác lúa ở Việt Nam, bởi nó đã được áp dụng trong các chương trình như SRI, “3 giảm, 3 tăng” hay “1 phải, 5 giảm” và hiệu quả đã được chứng minh qua sản xuất.

Được triển khai từ tháng 5/2012, Dự án Gieo hạt giống cho sự thay đổi – Giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững (SSC-SRI) đã góp phần giúp nông dân Quảng Bình, Bình Định nâng cao năng lực sản xuất thông qua áp dụng SRI. Theo Th.S Bùi Văn Minh, cán bộ của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), 4 nguyên tắc chính của SRI là: Sạ thưa (2-4 kg/sào Trung Bộ (500m2) đối với sạ lan và 1,5 – 3kg/sào đối với sạ hàng). Tưới và rút nước phơi ruộng xen kẽ khoảng 4 – 5 lần kể từ sau khi gieo đến khi đứng cái, đảm bảo đất luôn đủ ẩm, duy trì mức nước 3 – 5cm từ hình thành khối sơ khởi đến hết giai đoạn chín sữa và từ chín sáp đến khi thu hoạch thì rút cạn nước. Làm cỏ kết hợp phá váng mặt ruộng để thông khí cho đất, làm cỏ sớm, sạch cỏ trong vòng 30 ngày đầu. Sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, thu gom rơm rạ làm phân ủ, giảm phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

 

Thăm cánh đồng lúa SRI ở xã Xuân Phương (Phú Bình - Thái Nguyên).

 

Kết quả cho thấy, áp dụng SRI, nông dân tiết kiệm được 15,6% chi phí giống, 4,74% chi phí cho phân bón; giảm được 20 – 30% lượng nước tưới/vụ và đặc biệt là giảm đến 37,79% chi phí thuốc bảo vệ thực vật cho 1ha canh tác trong khi năng suất tăng trung bình 5,68 tạ/ha. Ước tính, nếu áp dụng SRI trên toàn bộ diện tích canh tác lúa của Quảng Bình thì lượng giống tiết kiệm được lên đến 3.000 – 4.000 tấn, tương ứng số tiền 60 – 80 tỷ đồng/năm. “Canh tác theo SRI còn tạo sức “đề kháng” cho tiểu vùng sinh thái đối với dịch hại như bệnh khô vằn, ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ. Cây lúa có khả năng chống chịu tốt hơn đối với những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan do cây có bộ rễ ăn sâu, cứng cây nên ít bị đổ ngã trong điều kiện mưa bão, hạn hán,…”, ông Minh nói.

Được biết, từ 121ha với 1.256 hộ nông dân tham gia trong vụ đông xuân 2013, nhờ hiệu quả kinh tế vượt trội, dự kiến vụ đông xuân 2014-2015, trên địa bàn hai tỉnh Quảng Bình, Bình Định sẽ có trên 1.000ha lúa áp dụng SRI với 6.302 hộ tham gia.

Tại Bạc Liêu, kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trên đất lúa đã được Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với dự án GIZ thực hiện với 30 mô hình trình diễn và 41 lớp tập huấn, 1.418 nông dân tham gia tại 5 huyện: Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Hòa Bình, Vĩnh Lợi. Mô hình này cũng được thực hiện thành công ở huyện Nam Sách (Hải Dương) với những kết quả khả quan như: Giảm 1 – 2 lần bơm nước/vụ; giảm công lao động cho cán bộ thủy nông và phí thủy lợi nội đồng cho nông dân; giảm sâu bệnh và tỷ lệ đổ ngã trong khi năng suất cây trồng vẫn tăng khoảng 10%.

 

Kết hợp nhiều giải pháp để đạt mục tiêu cao nhất

Mặc dù đã được triển khai nhiều năm ở Việt Nam nhưng ông Mai Văn Trịnh, Giám đốc Viện Môi trường nông nghiệp (IAE) vẫn tỏ ra băn khoăn vì SRI chưa được áp dụng rộng rãi, mới chỉ dừng lại ở mô hình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: hệ thống ruộng đất ở nhiều địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ, hệ thống tưới tiêu thiếu đồng bộ; trình độ, năng lực, nhận thức của nông dân và cán bộ cơ sở chưa đồng đều ở các vùng; việc điều tiết nước tại một số địa phương còn phụ thuộc vào kế hoạch của trạm thủy nông,…

Theo ông Vũ Dương Quỳnh, cán bộ của IAE, điều phối viên Dự án phát thải thấp CH4trong canh tác lúa nước tại Việt Nam, qua thực tế triển khai các giải pháp kỹ thuật như SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, khâu khó khăn nhất là quản lý nước. Nguyên nhân là do hệ thống đồng ruộng nhiều địa phương không bằng phẳng, quy mô nhỏ lẻ, phân tán; sự liên kết giữa lực lượng thủy nông và người dân chưa chặt chẽ. Nhưng tưới tiết kiệm lại là biện pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính một cách nhanh nhất.

Cũng theo ông Quỳnh, pha 1 của dự án (triển khai từ tháng 10/2014 đến khoảng tháng 6/2016) sẽ tập trung thu thập kinh nghiệm của các mô hình tưới tiết kiệm từ trước đến nay, tập hợp số liệu về đất đai, cơ sở hạ tầng của từng địa phương để xây dựng một bản đồ về tưới tiết kiệm nước. Từ bản đồ này có thể thấy, địa phương nào nên áp dụng mô hình này vì không phải loại đất nào cũng có thể dùng biện pháp tưới ngập khô xen kẽ. Sau đó, dự án sẽ đề xuất các phương án triển khai pha 2, vận động sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. “Khi triển khai pha 2, chúng tôi sẽ không chỉ áp dụng biện pháp tưới khô ẩm xen kẽ mà phối hợp nhiều giải pháp kỹ thuật khác như quản lý phân bón, giống, thuốc trừ sâu để nâng cao sức sống của mô hình và đạt được hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính cao nhất”, ông Quỳnh nói.

Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 đặt mục tiêu có 3,2 triệu hecta đất lúa ứng dụng các kỹ thuật SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, nông – lộ - phơi,… Khả năng giảm phát thải 4,18 triệu tấn CO2, tương đương 7,33% tổng lượng dự báo phát thải khí nhà kính của lĩnh vực trồng trọt.

Anh Thơ
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: canh tác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập882
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm881
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại768,966
  • Tổng lượt truy cập93,146,630
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây