Học tập đạo đức HCM

Khẳng định thương hiệu chè Tây Sơn

Thứ bảy - 24/08/2013 09:15
Mặc dù hoạt động trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh chè ngày một khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, bên cạnh đó, yêu cầu của phía đối tác ngày một khắt khe nhưng với phương châm "tất cả vì lợi ích nông dân",cho nên Xí nghiệp chè Tây Sơn, Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vượt qua mọi thách thức, ngày một khẳng định mình bằng thương hiệu chè Tây Sơn trên thị trường xuất khẩu.
Chè Tây Sơn. Ảnh: Đậu Bình
Chè Tây Sơn. Ảnh: Đậu Bình
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp trở lại thăm Nông trường Tây Sơn, nay gọi là Xí nghiệp chè Tây Sơn. Qua bao thăng trầm, cơ chế sáp nhập từ Nông trường xuống Xí nghiệp, diện tích đất đai bị hao hụt, thị trường tiêu thụ phập phù, đến cả bộ máy lãnh đạo nông trường cũng  thay đổi... Thế nhưng sau cả chuỗi dài khó khăn chồng chất, đến nay việc sản xuất, kinh doanh của đơn vị ngày một phát triển, thương hiệu chè Tây Sơn luôn có mặt trên thị trường các nước xuất khẩu.

Giám đốc Xí nghiệp Nguyễn Văn Sơn chia sẻ: "Xí nghiệp chè Tây Sơn vốn là một nông trường quốc doanh được thành lập từ những năm 1959 đến nay đã gần  55 năm. Dù bất kỳ giai đoạn khó khăn nào, truyền thống nông trường luôn được giữ vững, hoạt động có hiệu quả. Biết rằng trong sản xuất, kinh doanh sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức, nhưng bằng sự nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, sự nỗ lực phấn đấu của toàn xí nghiệp và các hộ dân liên kết trồng chè, đến nay có thể khẳng định, xí nghiệp chè Tây Sơn vẫn luôn vững vàng trong mọi tình huống, ngày càng hoạt động có hiệu quả, bền vững hơn". Ðược biết, xí nghiệp hiện đang quản lý hơn 900 ha đất, trong đó 600 ha đất lâm nghiệp trồng rừng và hơn 250 ha diện tích phát triển trồng chè. Tất cả diện tích trên đều được giao khoán cho khoảng hơn 400 hộ dân (gần một nghìn lao động) trên địa bàn canh tác, hằng năm đưa lại nguồn thu nhập bảo đảm ổn định đời sống cho người dân sống trong vùng.

Chúng tôi tới thăm hộ anh Nguyễn Văn Nhàn ở Ðội 2, thôn Tiền Phong, Sơn Kim 2. Gia đình anh Nhàn sản xuất gần một ha chè, giống LÐP2, bình quân mỗi năm thu hoạch khoảng 25 tấn/ha, bán với giá 5.800 đồng/kg, bình quân thu nhập hằng năm của gia đình anh đạt hơn 145 triệu đồng. Vợ chồng anh Nhàn khoe: "Làm nông nghiệp mà thu nhập được cả trăm triệu đồng/năm là mơ ước của hàng nghìn hộ dân ở huyện Hương Sơn. Nhưng đối với gia đình tui thì năm nào cũng thu nhập đều đều vậy đó. Nhớ lại ngày đầu mới trồng chè, tui chỉ nghĩ lấy công làm lãi, nhưng không ngờ bây giờ cây chè lại giúp tui làm giàu, có của ăn của để. Thành công trên không chỉ đến với gia đình tui mà cả  xí nghiệp đều vậy, bởi tất cả đều được sự quan tâm đầu tư đến nơi đến chốn của Xí nghiệp bằng việc giao đất, hỗ trợ giống, phân bón, bao tiêu sản phẩm... Ðối với chúng tôi chè là cây cứu sinh của làng". Ở thôn Tiền Phong còn có hơn 100 hộ dân như chị Hương, chị Giang, anh Sửu... mỗi tháng thu nhập cũng đạt từ tám đến mười triệu đồng nhờ cây chè. Ngoài diện tích giao khoán cho hộ dân,  xí nghiệp còn tăng cường liên kết với nông dân mở rộng diện tích. "Nông dân chỉ cần góp đất và công lao động, còn giống, phân bón, kỹ thuật, xí nghiệp và địa phương hỗ trợ toàn bộ. Ðặc biệt, sản phẩm sau khi thu hoạch người dân được hưởng lợi 100% với giá cam kết thu mua bằng hoặc cao hơn thị trường", ông Sơn cho biết thêm.

Ðược biết, năm 2012,  xí nghiệp liên kết trồng được chín ha chè giống mới ở thôn Làng Chè, phấn đấu cuối năm 2013 trồng mới thêm 10 ha góp phần đưa tổng diện tích lên đạt 300 ha vào cuối năm 2015. Giám đốc Sơn trăn trở: "Hiện nay Nhà máy chế biến chè Tây Sơn có quy mô sản xuất 13 tấn/ngày, doanh thu bình quân đạt  từ 20 đến 25 tỷ đồng/năm, thu nhập của người lao động bình quân đạt 4,5 triệu đồng/tháng, trong đó cũng có nhiều người đạt từ đến 15 triệu đồng/tháng từ sản xuất chè. Nhưng  xí nghiệp đang gặp phải khó khăn lớn về quỹ đất để phát triển vùng nguyên liệu bởi số diện tích xí nghiệp đang được quản lý ngày một bị thu hẹp dần do nhiều tác động. Trong lúc đó, nhu cầu sản xuất tiêu thụ chè xuất khẩu khá lớn. Vì thế rất mong được sự quan tâm của các cấp tạo quỹ đất giúp xí nghiệp mở rộng quy mô sản xuất vùng nguyên liệu đến năm 2020 từ 300 ha lên 500 ha.

Chủ trương của Ðảng, Nhà nước về tái cấu trúc các nông, lâm trường quốc doanh nhằm vực dậy một nền kinh tế mạnh của các vùng miền núi, tiếp tục khai thác hết mọi tiềm năng đất đai tài nguyên là một chủ trương đúng đắn, nhằm giúp các nông trường, lâm trường bước tiếp truyền thống, hoạt động có hiệu quả.

 

 
Bài và ảnh: ANH BÌNH
Theo nhân dân
 Tags: ngày một

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay19,618
  • Tháng hiện tại170,742
  • Tổng lượt truy cập92,548,406
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây