Học tập đạo đức HCM

Phát triển sản xuất nấm - Đầu tư ít, thu lợi nhiều

Thứ hai - 13/04/2015 23:02
Thực tế cho thấy, trồng nấm dễ làm, an toàn và cho thu nhập tương đối khá. Mấy năm trở lại đây, nghề trồng nấm ở Hà Tĩnh đang phát triển và tạo được phong trào trong nhân dân, số mô hình và sản lượng nấm ngày càng tăng.

Trở thành sản phẩm chủ lực

Đó là kết quả khả quan bước đầu thực hiện đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu do UBND tỉnh ban hành cách đây 2 năm. Nghề trồng nấm vốn đã được biết đến từ lâu, song, mới phát triển chỉ trong khoảng mươi năm trước. Riêng Hà Tĩnh, là địa bàn có nhiều thuận lợi về nguyên liệu và nhân lực nên nghề trồng nấm được hình thành khá sớm và đem lại nhiều hiệu quả. Nhưng do hình thành một cách tự phát nên nghề này phát triển nhỏ lẻ và manh mún, kỹ thuật hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả so với tiềm năng của địa phương.

Phát triển sản xuất nấm - Đầu tư ít, thu lợi nhiều

Nhờ áp dụng chế phẩm sinh học ủ nguyên liệu nên người trồng nấm ở Hà Tĩnh nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đến nay, các địa phương trong tỉnh đều đã bổ sung nấm, vào hệ thống các sản phẩm chủ lực và có quy hoạch phát triển gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình được quy hoạch nhà xưởng bài bản, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các tổ hợp tác, hợp tác xã được hình thành với quy mô lán trại lớn, sản xuất đa dạng các loại nấm và đã phần nào nâng cao thu nhập cho người dân. Chuỗi sản xuất, chế biến, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đã hình thành, chủ yếu tập trung tại Trung tâm Phát triển nấm ăn và nấm dược liệu (Thạch Hà), Công ty CP Đầu tư phát triển Phú Cường Đạt (Thạch Xuân - Thạch Hà) và cửa hàng giới thiệu nấm, các sản phẩm công nghệ - Sở KH&CN.

Hà Tĩnh cũng là một trong những địa phương tiên phong thành lập Trung tâm phát triển nấm ăn và nấm dược liệu trực thuộc Sở KH&CN, là đơn vị chủ lực chuyên sản xuất nấm của địa phương. Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ, đảm bảo năng lực chuyển giao kỹ thuật, sản xuất và cung ứng kịp thời các loại giống nấm cho người dân. Trung tâm cũng là đầu mối thu mua, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm.

Các mô hình được nhân rộng

Qua 2 năm thực hiện đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu, toàn tỉnh hiện có 169 cơ sở sản xuất nấm thương phẩm với 287 hộ tham gia, tăng 85 hộ so với trước khi ban hành đề án. Diện tích lán trại trồng nấm năm 2013 là 15.693 m2, năm 2014 là 22.789 m2, tăng gần 3 lần so với trước đó. Sản lượng nấm các loại năm 2013 đạt 221 tấn, năm 2014 là 279 tấn, tăng gần 12 lần so với trước.

Nghề nấm trên địa bàn đã thu hút lượng lớn người dân tham gia sản xuất, tận dụng lao động nhàn rỗi và mang lại thu nhập cho người sản xuất. Bác Nguyễn Văn Hoan (Thạch Đài, Thạch Hà) chia sẻ: “Năm 2013, tôi sử dụng 200 m2 đất vườn để xây dựng nhà xưởng, tận dụng không gian dưới tán các loại cây lâu năm, chi phí gần 40 triệu đồng, treo 6.500 bịch nấm mộc nhĩ. Lứa đầu tiên thu được hơn 28 triệu đồng, lứa thứ 2 bị hỏng do nguồn nước tưới bị ô nhiễm, trừ tiền giống, khấu hao nhà xưởng và lãi ngân hàng, tôi lỗ hơn 8 triệu đồng mà chưa tính tiền công. Sang năm 2014, khi đã có kinh nghiệm, tôi quyết định mở rộng quy mô, tăng số lượng bịch nấm mộc nhĩ, đồng thời, trồng thêm nấm bào ngư. Dù có xảy ra tình trạng nấm hỏng nhưng tôi vẫn lãi khoảng 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí”.

Bí thư Đảng ủy xã Yên Hồ (Đức Thọ) Nguyễn Kim Toan cho biết, hiện nay, Yên Hồ không chỉ sản xuất nấm sò mà mở rộng thêm nấm mộc nhĩ, mỗi đợt sản xuất khoảng 10.000 bịch nấm các loại. Với giá thị trường hiện nay, trừ chi phí, mỗi đợt thu hoạch, người dân lãi bình quân 2 triệu đồng/tháng. Điều phấn khởi nhất là sản phẩm tiêu thụ thuận lợi nên người trồng nấm đều có nguyện vọng mở rộng mô hình.

Nghề trồng nấm đang được nhân rộng, số mô hình tăng mạnh, cùng với đó, vấn đề tiêu thụ cũng có những tín hiệu mới. Từ đó, đã giúp nông dân tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, hỗ trợ mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, so với những mục tiêu đề ra trong đề án phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, kết quả đạt được chưa tương xứng. Thực tiễn đang đòi hỏi sự đầu tư, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa của các cấp, ngành, địa phương trong thời gian tới.

Dương Chiến
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay23,968
  • Tháng hiện tại799,246
  • Tổng lượt truy cập91,972,975
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây