Học tập đạo đức HCM

Sản xuất rau an toàn, hướng phát triển cho nông nghiệp thành phố

Thứ sáu - 11/04/2014 03:58
Những năm qua, thành phố đã quy hoạch các vùng chuyên canh rau hoa, xây dựng mô hình sản xuất rau củ quả an toàn thực phẩm theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, (gọi tắt và VietGAP) tại xã Thạch Môn và xã Thạch Hạ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân, mở ra định hướng phát triển mới cho nông nghiệp thành phố.

 

 

Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại xã Thạch Môn

Thành phố Hà Tĩnh là địa bàn trung tâm, dân số đông, lại là đầu mối thu mua tiêu thụ các loại nông sản. Tuy nhiên những năm qua, một số sản phẩm nông nghiệp sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn chưa thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mặt khác một số mặt hàng nông sản nhập từ các tỉnh khác về khó kiểm soát về chất lượng, do người sản xuất không đảm bảo quy trình về sử dụng phân bón, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn lớn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Để góp phần từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp, năm 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh, Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi thành phố đã xây dựng mô hình sản xuất rau sạch theo hướng Việt GAP trên quy mô 2 ha tại vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn thôn Quyết Tiến xã Thạch Môn. Để áp dụng quy trình mới này, Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi thành phố đã tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyển giao kỷ thuật trồng rau an toàn cho các hộ dân. Trong quá trình tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, bà con nông dân xã Thạch Môn cũng nhận thấy đây là phương pháp mới dễ áp dụng vào sản xuất nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trương sinh thái nên nhiều hộ dân đã đăng khí tham gia thực hiện mô hình.

Trong quá trình sản xuất từ làm đất, chọn giống, ươm cây con đến giai đoạn chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT thành phố cũng trực tiếp đến hướng dẫn cho người dân triển khai thực hiện. Bà con nhân dân dân cũng tuân thủ nghiêm túc quy trình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP. Người dân đã áp dụng được hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau để kiểm soát và khống chế dịch hại.Về phân bón thì sử dụng các loại phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Về thuốc bảo vệ thực vật sử dụng các loại thuốc trong danh mục cho phép. Đặc biệt gần 100% diện tích rau ở đây được bà con làm khúm che phủ ni nông để giữ độ ẩm cho đất, chống rét cho cây và hạn chế ký sinh trùng xâm nhập gây bệnh.

Trong vụ đầu tiên, mô hình trồng khảo nghiệp 1 ha rau bắp cải và 1 ha Súp lơ theo hướng Viet GAP đã đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Về hiệu quả kinh tế mô hình đạt 7 triệu đến 10 triệu đồng/1 sào, tức doanh thu 1 ha đạt từ 140 triệu đến 200 triệu đồng. Hiệu quả xã hội sản phẩm của mô hình đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Sản phẩm của mô hình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP được Trung tâm chất lượng nông lập thủy sản khu vực bắc trung bộ phân tích đánh giá là sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của rau an toàn và được người tiêu dùng cũng như bà con nhân dân ở đât hết sức ưa chuộng, thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó và giá thành cao hơn các sản phẩm cùng loại.

Từ thành công của mô hình, trong vụ sản xuất sắp tới, xã Thạch Môn có kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trên các vùng đã được quy hoạch chuyên canh trồng rau, dần tiến tới xây dựng thương hiệu rau sạch xã Thạch Môn để cung ứng ra thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, đảm bảo an toàn cho người sản xuất cũng như người sử dụng. Đây là mô hình dễ làm có thể nhân rộng trên địa bàn thành phố, với quy trình kỷ thuật đơn giản, người nông dân có thể áp dụng được trên sản xuất các mặt hàng nông sản như rau, củ quả. Trong thời gian tới, thành phố đang tập trung chỉ đạo các xã phường đã được quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, nhằm cung ứng cho thị trường các nông sản sạch, đảm bảo an toàn cho người sản xuất, người sử dụng và thân thiện với môi trường.
 

Bài, ảnh: Đình Việt
Nguồn hatinh24h.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm315
  • Hôm nay22,628
  • Tháng hiện tại149,190
  • Tổng lượt truy cập85,056,226
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây