Học tập đạo đức HCM

Sau bão số 10, hơn 1000 ha đất ở thị xã Kỳ Anh nguy cơ bỏ hoang

Thứ bảy - 23/09/2017 03:48
Hơn 1.100 ha đất sản xuất ở thị xã Kỳ Anh đã bị nhiễm mặn sau cơn bão số 10. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều hộ dân đang đứng trước nguy cơ mất đất sản xuất. Nhất là khi sản xuất vụ Đông và vụ Xuân đã đến cận kề.

Do nước mặn ngập hết chân ruộng, nên toàn bộ diện tích lúa của gia đình anh Đặng Quang Ngữ ở thôn Hưng Phú xã Kỳ Hưng đã trở nên xơ xác. Trước đây sào ruộng này cho năng suất gần 3 tạ, tuy nhiên giờ anh chỉ thu hoạch được vỏn vẹn hơn 1 bì cả hạt chắc và hạt lép.

Đồng lúa ở Kỳ Hưng sau bão số 10

 

Thiệt hại trước mắt là chuyện đã đành, điều anh Ngữ lo nhất là ruộng đã bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến khả năng canh tác lâu dài.

"Nước mặn vô mất hết trơn rồi. Một sào giờ đây được ba bốn chục cân lúa khô. Nước mặn ri mà tiếp tục xuống giống thì cũng mất thôi". Anh Đặng Quang Ngữ, thôn Hưng Phú, xã Kỳ Hưng, thị xã Kỳ Anh nhìn ruộng lúa cháy khô mà não ruột.

Do bị nhiễm mặn, nên nhiều diện tích ruộng đã cháy đỏ, khó có thể phục hồi. Được biết trước đây một số địa phương ở thị xã Kỳ anh cũng đã từng bị triều dâng, gây nhiễm mặn nhiều diện tích đất sản xuất, và mất cả chục năm mới khôi phục trở lại được.

"Sắp bước vào sản xuất vụ Đông, mà Kỳ Hưng lại ở cuối nguồn cấp nước, nên việc rưe chua, rửa mặn sẽ rất khó khăn, nó sẽ ảnh hưởng trong nhiều năm đối với việc sản xuất của bà con Kỳ Hưng". Ông Nguyễn Đình Tài,  Chủ tịch UBND xã Kỳ Hưng, thị xã Kỳ Anh cho biết.

Trong số hơn 1.100 ha đất bị nhiễm mặn ở thị xã Kỳ Anh, thì có tới gần một nửa bị nhiễm nặng, khó có thể phục hồi. Bên cạnh đó, sau bão là nắng nóng liên tục trong nhiều ngày liền dẫn tới nguồn nước tưới thiếu hụt càng làm cho độ mặn tăng lên.

Sau bão, người dân đang khẩn trương bắt tay phục hồi sản xuất để ổn định đời sống. Nhưng trong điều kiện nhiều diện tích đất lúa và hoa màu bị nhiễm mặn như hiện nay thì việc tái sản xuất là rất khó khăn.

Hiện trên địa bàn thị xã Kỳ Anh nắng nóng vẫn đang gay gắt, nguồn nước rửa mặn hầu như không có. Nguy cơ hoang hóa diện tích là điều hiện hữu.

Nam Trung
http://www.hatinhtv.vn

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập791
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm788
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,130
  • Tổng lượt truy cập93,158,794
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây