Học tập đạo đức HCM

BÀI DỰ THI "TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"

Thứ tư - 06/05/2015 22:12
Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dân phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (7-5), chúng tôi lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2015 với chủ đề: "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc.
Các hộ dân trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) làm thủ tục vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Vĩnh Bảo.  Ảnh: TRƯỜNG GIANG
Các hộ dân trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) làm thủ tục vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Vĩnh Bảo.  Ảnh: TRƯỜNG GIANG

Ðầu tư tín dụng ngân hàng gắn với chuyển đổi kinh tế hộ nông dân

Sau hơn năm năm thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NÐ-CP ngày 12-4-2010 của Chính phủ, hàng triệu hộ nông dân đã được vay vốn ngân hàng để chủ động sản xuất, nhiều vùng đất được khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, các hộ nông dân vẫn mong muốn ngân hàng tiếp tục cải tiến thủ tục cho vay, mở rộng thị trường tín dụng về nông thôn, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bài 1: Vốn vay ngân hàng là đòn bẩy kinh tế

Những năm trước đây, thủ tục vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT) rất phức tạp, phiền hà, nay đã đơn giản hơn rất nhiều, nhờ đó người dân dễ tiếp cận được vốn vay. Nhưng, phần lớn những hộ vay vốn ngân hàng vẫn thắc mắc: lúc lãi tiền gửi lên, thì lãi suất tiền vay cũng lên, nhưng khi lãi suất tiền gửi xuống, thì lãi suất tiền vay lại không xuống theo nên người vay rất thiệt thòi. Có cách nào để Nhà nước và nông dân cùng hưởng lợi?

Vùng lúa thuần nông "hóa" làng nghề

Chúng tôi về thăm xã Vạn Ðiểm, một xã nằm trong vùng lúa thuần nông của huyện Thường tín, TP Hà Nội, nhưng bây giờ lại chủ yếu làm nghề mộc, sản phẩm phần lớn là đồ gỗ nội thất như: bàn ghế, giường, tủ. Gia đình anh Luyến là chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ Vạn Phúc, mỗi năm bán ra thị trường khoảng 1.200 sản phẩm: bàn ghế sa-lông, giường, tủ, doanh thu từ 15 đến 16 tỷ đồng, anh vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai tỷ đồng nhưng đến nay hạn mức tín dụng cũng đã kịch trần, ngoài ra còn vay của Ngân hàng cổ phần Á Châu 240 triệu đồng. Anh Luyến là lớp người trẻ nên rất năng động, thích ứng được với cơ chế thị trường, anh tâm sự: Ðể làm ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều công đoạn, làm nghề đồ gỗ nhưng suốt đời thiếu tiền vì cứ thấy gỗ đẹp là muốn mua ngay. Anh nâng cấp xưởng thành công ty cũng đã lâu, thường xuyên thuê mướn 60 lao động có việc làm, nhưng cũng có lúc thời vụ huy động đến 100 người, lương bình quân ba triệu đồng/người/tháng; người có tay nghề cao thì trả sáu đến bảy triệu đồng/người. Cả xã Vạn Ðiểm, ngân hàng cho vay 74 tỷ đồng để các hộ phát triển làng nghề, thu nhập và đời sống của bà con nông dân ở đây rất khá so với làm nông nghiệp.

Ðược ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư, từng bước thoát khỏi sản xuất nhỏ lẻ, đi vào chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất. Tại xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, những năm trước đây phần lớn người dân chỉ làm nông nghiệp thuần túy, nhưng hơn mười năm nay theo đà phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế hộ gia đình đã giúp nhiều gia đình có của ăn của để, nhiều hộ đã phất lên nhanh chóng, cả xã có năm thôn, tám đội sản xuất với khoảng 3.000 hộ, 9.000 nhân khẩu, có ba làng nghề: chăn, ga, gối, đệm ở thôn Trát Cầu; mộc dân dụng ở thôn Thượng Cung và nghề điêu khắc ở thôn Ðịnh Quán. Do ngành nghề phát triển nên thu hút nhiều lao động từ các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, và các tỉnh khác đến làm thuê, làng Trát Cầu đã thành lập 70 công ty, với số dư nợ vay ngân hàng lên đến hơn 270 tỷ đồng; có hộ vay cao nhất lên đến năm tỷ đồng.

Còn đó những nỗi lo

Ðến thăm trang trại chăn nuôi gà công nghiệp của gia đình anh Lê Văn Cường và chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Phượng Nghĩa, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, chúng tôi được biết, từ vùng đất bãi, trong tay chưa có gì, anh chị đã mạnh dạn vay tiền ngân hàng để nuôi gà đẻ trứng được hơn mười năm nay,

đầu năm 2014 rất khó khăn, nhưng gần năm nay, giá trứng ổn định dao động từ 1.800 đến 2.200 đồng/quả, mỗi ngày anh chị xuất mười nghìn quả trứng, thu được 22 triệu đồng. Tiền bán hàng thu được đến đâu, trả nợ ngân hàng sòng phẳng đến đó. Nhưng, cũng lo lắm, một chốc bỏ ra mấy tỷ bạc nếu dịch bệnh bùng phát thì cũng mất trắng nên lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa.

Chung quanh câu chuyện làm kinh tế trang trại nuôi gà của chị, chúng tôi thấy, chuyện làm ăn rất chật vật, dư nợ vay ngân hàng hơn ba tỷ đồng, trong đó vay của Ngân hàng NN và PTNT 2,3 tỷ đồng; Sacombank 1,5 tỷ đồng; còn lại phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Chị đang băn khoăn đáo nợ Ngân hàng NN và PTNT 200 triệu đồng vì đã hết hạn mức tín dụng, nhưng cũng được ngân hàng rất tạo điều kiện. Nếu cách đây 4-5 năm, lãi vay Ngân hàng NN và PTNT hạ hơn nhưng bây giờ lại là cao nhất, nên gia đình phải đi vay ngoài với lãi suất cao 15%/năm; còn vay ngân hàng Sacombank lãi suất 9%/năm tương đương 0,75%/tháng là tương đối thấp, chị Hương kể: Cán bộ ngân hàng thương mại cổ phần chăm sóc khách hàng chu đáo lắm.

Ðến thăm hộ gia đình chị Lê Thị Anh, nuôi gà thịt. Theo chị kể, thì nuôi gà rất vất vả, lúc được gà thì rớt giá, lúc được giá thì không có gà, gia đình chị phải vay Ngân hàng NN và PTNT 1,5 tỷ đồng với lãi suất 10,5%/năm. Một năm xuất chuồng cũng được bốn lứa, mỗi lứa 25 tấn với giá 32 nghìn đồng/kg, thu được 800 triệu đồng nhưng đầu tư lên đến 965 triệu đồng. Như vậy, với số vốn bỏ ra thì bị lỗ lớn. Theo chị Anh: Nếu lãi vay ngân hàng xuống 7% thì tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, vì hiện nay đang chịu lãi vay là 10%/năm, đã trót đầu tư nên phải theo đuổi.

Cả thôn Phượng Nghĩa có ba trại chăn nuôi gà đẻ, bảy trại chăn nuôi gà thịt, khó khăn thì nhiều nhưng người chăn nuôi vẫn cầm cự được. Từ năm 2006, địa phương đã huy động được các trang trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, để khỏi ô nhiễm môi trường, đến nay ngành chăn nuôi của xã phát triển tương đối tốt, với hơn 30 trang trại có quy mô lớn. Năm 2014, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 48%, trồng trọt 52%. Ðồng chí Nguyễn Văn Lâm, Bí thư Ðảng ủy xã cho biết: "Nhìn tổng thể thì kinh tế của bà con nông dân phát triển khá, tốc độ tăng từ 15 đến 16%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 20,5 triệu đồng/năm. Cả xã chỉ có 96 hộ trong số 2.000 hộ nghèo, chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,015%)".

Ngân hàng được ví như "mạch máu" của nền kinh tế có vai trò quan trọng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, cho vay đầu tư các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhờ đó bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

(Còn nữa)

Nguồn: nhandan.com.vn

 

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,739
  • Tổng lượt truy cập92,578,403
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây