Học tập đạo đức HCM

Bài toán tái cơ cấu nông nghiệp - Kỳ I: Có nên duy trì diện tích lúa

Thứ hai - 04/05/2015 23:08
(AGO) - LTS: Tái cơ cấu nông nghiệp không chỉ là yêu cầu cấp bách của riêng An Giang, mà là của cả vùng ĐBSCL. Do vậy, cùng với quy hoạch của tỉnh, cần có quy hoạch tổng thể vùng của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tạo động lực đủ mạnh để chính sách tái cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả.

Từ một tỉnh đói ăn cần cứu trợ, An Giang vươn lên trở thành “vựa lúa” của cả nước. Tuy nhiên, khi sản lượng lương thực dư ăn trong nội địa và ùn ứ khi xuất khẩu, bài toán về diện tích trồng lúa và chọn lựa giống lúa cần được suy tính lại.

Thời điểm nào cũng có lúa

Thời điểm này, nông dân ở nhiều vùng canh tác 3 vụ của huyện Thoại Sơn vừa thu hoạch xong vụ đông xuân và bắt đầu xuống giống vụ hè thu. Cá biệt một số nơi, nông dân vẫn còn phơi đất chưa xuống giống. Điều này có nghĩa, khoảng 3 tháng nữa, phần lớn diện tích lúa vụ hè thu ở vùng “vựa lúa” Thoại Sơn mới bắt đầu thu hoạch. Trong khi đó, ở nhiều địa phương khác, nông dân đã xuống giống từ 1 – 2 tháng trước.

95PS-1.jpg

Thương lái có thể mua lúa quanh năm

Riêng đối với huyện Tri Tôn, với đặc thù địa hình tự nhiên vừa có gò cao, triền núi, ruộng trên, co bưng, vừa có ruộng đồng bằng, nông dân đã thu hoạch hơn một nửa diện tích lúa đông xuân từ thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Đối với diện tích ngoài đê bao, nông dân cho thuê đất trồng xen hoa màu 2 tháng, rồi xuống giống vụ hè thu từ đầu tháng 4-2015. Đối với khoảng 9.000 héc-ta trong vùng đê bao đã thu hoạch vào dịp Tết, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Tri Tôn đã đề nghị Sở NN-PTNT cho xuống giống lúa hè thu trước ngày 1-4-2015, sớm hơn quy định lịch thời vụ.

“Nhìn chung, địa hình canh tác của huyện Tri Tôn theo kiểu trải dốc từ núi xuống đồng bằng nên nhiều năm nay, các xã xuống giống không đảm bảo lịch thời vụ của tỉnh. Điển hình như nông dân Khmer chiếm 38%, chủ yếu canh tác ruộng trên, khi thấy thời tiết thuận lợi là xuống giống. Đối với nông dân 2 xã Vĩnh Gia và Lạc Quới, do giáp biên giới Campuchia nên nông dân cũng tranh thủ xuống giống sớm khi nước lũ vừa rút” – ông Lý Văn Chính, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn, lý giải.

Hiện tại, nhiều diện tích lúa vụ hè thu ở huyện Tri Tôn, ngoại thành Long Xuyên đã bước vào giai đoạn ngậm sữa – chín (trên 70 ngày), không bao lâu sẽ thu hoạch. Trong khi đó, lúa ở nhiều địa phương khác đã phát triển 1 – 2 tháng, có nơi đang bước vào giai đoạn trổ, còn lúa ở huyện Thoại Sơn thì mới lên xanh. “Việc canh tác lúa hiện nay tạo ra sản lượng lúa quanh năm. Lúa đông xuân chưa mua hết thì vụ hè thu đã tới, chưa dứt hè thu đã tới vụ thu đông, rồi tồn đọng lúa qua vụ đông xuân. Việc các doanh nghiệp có lúa thường xuyên trong kho khiến giá lúa ít khi lên cao và trồi sụt thất thường” - chị Trần Minh Thúy, quê Chợ Mới, người có nhiều năm theo nghề hàng xáo, đánh giá.

Thiếu quy hoạch tổng thể

Trước thực trạng lượng lúa hàng hóa dư thừa, tỉnh và nhiều địa phương cũng đã tính toán chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác, nhất là thay thế dần cây lúa vụ hè thu – vụ mùa hay có thời tiết bất lợi, sâu bệnh, hiệu quả sản xuất lúa không cao. Tuy nhiên, khó khăn lại đến từ bài toán tìm đầu ra cho hoa màu nếu thay thế lúa. Hiện nay, mới chỉ có một số mô hình liên kết tiêu thụ rau màu như bắp non, đậu nành rau, đậu bắp Nhật… nhưng diện tích chưa thấm vào đâu so diện tích của tỉnh. Thế là, ngoài vùng chuyên canh rau màu Chợ Mới, một số vùng ở Châu Phú, Châu Thành, An Phú, Tân Châu, Phú Tân… phần lớn nông dân vẫn lựa chọn cây lúa cho an toàn.

Diện tích lúa khó thu hẹp đã đành, việc chọn lựa giống lúa gần như xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của nông dân, rất khó định hướng, quy hoạch. “Nông dân chúng tôi thường tự “dự đoán” giống lúa nào có thể ít người sản xuất, sẽ được thu mua giá cao hơn trong vụ tới rồi sản xuất giống hoặc đặt hàng giống lúa nơi khác về sạ. Nếu lúa rớt giá, lại phải “đoán mò” giống lúa khác” – nông dân Nguyễn Văn Hiếu (phường Bình Đức, TP. Long Xuyên) thật tình.

Đối với khuyến cáo giảm diện tích lúa cấp thấp IR50404 vì lo khó tiêu thụ, nông dân cũng không mấy tin tưởng. “Đặc thù của vùng đất cặp kênh Mới này rất khó canh tác lúa chất lượng cao bởi dễ nhiễm bệnh, tốn nhiều chi phí mà năng suất thấp. Tôi canh tác giống IR50404, tuy giá bán thấp hơn giống lúa hạt dài 200 – 300 đồng/kg nhưng bù lại, chi phí đầu tư nhẹ, năng suất cao. Có thời điểm, giá lúa IR50404 và hạt dài chẳng chênh lệch bao nhiêu” - nông Quản Văn Tắc (ấp Cà N, xã Lương An Trà, Tri Tôn) chia sẻ. 
Kỳ II: Những mô hình sáng tạo

Theo: baoangiang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm185
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,778
  • Tổng lượt truy cập92,579,442
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây