Tham dự hội nghị có đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông và nông dân 08 tỉnh thực hiện Dự án xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại phía Bắc cùng một số cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dự án triển khai trong 3 năm (từ năm 2013 - 2015), xây dựng mô hình tại 15 tỉnh/thành trong cả nước, trong đó có 08 tỉnh phía Bắc gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Nghệ An và Hà Nam với quy mô 50 ha/mô hình. Trong 3 năm thực hiện tại các tỉnh phía Bắc, Dự án đã xây dựng 1.200 ha mô hình.
Theo báo cáo của Chủ nhiệm dự án, mô hình tại các tỉnh qua 3 năm đều đạt năng suất cao hơn ngoài mô hình trên 5% và hiệu quả kinh tế tăng trên 20%. Năng suất lúa tăng lên do dùng giống lúa xác nhận 1, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời, thu hoạch bằng máy nên giảm thất thoát. Hiệu quả kinh tế tăng do giảm nước tưới, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động, dùng giống lúa chất lượng cao nên giá bán cao hơn, doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm cao hơn giá thị trường. Mô hình tại các điểm triển khai được duy trì sang các năm sau và lan tỏa sang các vùng lân cận.
Với mô hình cánh đồng mẫu lớn quy mô 50 ha sản xuất vụ đông xuân 2014 - 2015 tại xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam do Trung tâm Chuyển giao Khoa học Công nghệ và Khuyến nông thực hiện, gieo cấy giống lúa mới chất lượng cao LH12 được các đại biểu đánh giá có nhiều điểm nổi bật. Kết quả gặt thống kê cho thấy năng suất lúa đạt từ 6,5 - 7,0 tấn/ha, cao hơn năng suất lúa bình quân của toàn tỉnh từ 10-15%. Đặc biệt, Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn 10% so với giá lúa đại trà, tạo mối liên kết hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp.
Kết luận hội nghị, TS. Trần Văn Khởi – Phó Giám đốc Trung tâm KNQG, Chủ nhiệm dự án đánh giá cao kết quả xây dựng mô hình tại các tỉnh nói chung và ở Hà Nam nói riêng. Tổng kết một số bài học khi xây dựng và mở rộng cánh đồng mẫu lớn tại các địa phương, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của khâu tổ chức sản xuất. Yếu tố quan trọng trước hết là sự hình thành tổ chức chặt chẽ của nông dân như hợp tác xã, tổ sản xuất, câu lạc bộ... để cùng thống nhất triển khai cánh đồng mẫu lớn; sự vào cuộc quyết liệt, có hiệu quả của chính quyền địa phương; gắn kết đại diện nông dân và doanh nghiệp bằng các hợp đồng kinh tế và đảm bảo sự thành công của các hợp đồng qua mỗi vụ sản xuất; sự tham gia của cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật thường xuyên tại mô hình để hướng dẫn nông dân và xử lý kịp thời những tác động xấu đến sản xuất.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;