Học tập đạo đức HCM

Tư tưởng của Bác về nông nghiệp, nông dân

Thứ tư - 27/08/2014 23:35
Xuất thân từ một làng quê nghèo đói như bao làng quê của Việt Nam thời Pháp thuộc, ngay từ thuở ấu thơ, Bác đã đã thấm thía sự cơ cực, bần cùng của người nông dân ở một xứ thuộc địa.
Tư tưởng của Bác về nông nghiệp, nông dân
Bác Hồ dùng thử máy cấy tại trại thí nghiệm lúa thuộc Sở Nông lâm Hà Nội, năm 1960

Cũng từ đó, Bác đã thấu hiểu khát vọng mãnh liệt về độc lập, tự do, người cày có ruộng cũng như sức mạnh to lớn tiềm ẩn trong giai cấp nông dân. Khát vọng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người trong Bác khởi phát từ đó.

Sau này, từ thực tiễn, Bác đã nêu lên nguyên lý: “Nước ta là một nước nông nghiệp. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta mạnh thì nước ta mạnh”.

Từ tư tưởng đó, trong suốt cuộc đời mình, Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho nông dân, cho nông nghiệp. Bác đã đến thăm hàng trăm hợp tác xã nông nghiệp, cùng tát nước, thăm đồng, kéo cá với bà con.

Bác đã viết hàng trăm bức thư khen ngợi những nơi đạt kết quả cao trong SX. Điều đó đã trở thành nguồn cổ vũ lớn lao cho các phong trào thi đua lao động SX trên mặt trận nông nghiệp ở khắp miền Bắc góp phần quan trọng vào việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Điều đó giải thích tại sao Bác dành sự quan tâm lớn cho nông nghiệp và nông dân: đó là nhiệm vụ tự thân của cách mạng, đồng thời là đạo lý đối với giai cấp giữ vai trò chủ đạo của cách mạng.

Trong Di chúc, Bác đã căn dặn và thể hiện mong muốn: “Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh SX”.

Với nền tảng là những thành tựu to lớn của công cuộc 30 năm Đổi mới, với sự nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành, chúng ta hoàn toàn tin tưởng ngành Nông nghiệp Việt Nam sẽ có bước đột phá mới, đóng góp xứng đáng vào thực hiện mơ ước của Bác về việc “xây dựng nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Đây chính là tinh thần cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, là thể hiện sâu sắc về việc “khoan thư sức dân để tạo kế sâu rễ bền gốc” mà cha ông ta đã dạy.

Trong quá trình Đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho nông nghiệp và chăm lo nâng cao đời sống nông dân.

Thực hiện Di chúc, ngành Nông nghiệp đã tham mưu nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nguyện vọng của nông dân như miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và các loại thuế phí, nghĩa vụ đóng góp đối với nông dân…

Đây chính là sự trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân. Điều đó đã tạo nên động lực phát triển cho ngành Nông nghiệp Việt Nam gần 30 năm qua với những thành tựu rất đáng tự hào.

Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, hằng năm phải NK hàng triệu tấn lương thực thực phẩm, đến nay, Việt Nam không những đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm cho toàn thể nhân dân mà còn trở thành một trong những quốc gia XK nông sản hàng đầu thế giới.

Trong mấy năm gần đây, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nông nghiệp Việt Nam một lần nữa trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế đất nước, đóng góp kịp thời, hiệu quả vào nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

Thành tựu đó đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã chủ động nghiên cứu và đề xuất nhiều chủ trương lớn mang tính cách mạng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà trọng tâm là Chương trình MTQG xây dựng NTM và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đây là những cơ sở cho việc hoạch định lại chiến lược phát triển toàn ngành trong giai đoạn mới. Đó là quyết tâm mới, tầm nhìn mới, nhưng trên hết, đó trách nhiệm chính trị lớn lao mà ngành Nông nghiệp Việt Nam ý thức rất rõ ràng trước Đảng, Bác và nhân dân trong quá trình đi lên của đất nước.

Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay64,358
  • Tháng hiện tại895,085
  • Tổng lượt truy cập92,068,814
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây