Học tập đạo đức HCM

“Vua lúa” cũng bỏ cây lúa

Thứ bảy - 07/06/2014 21:38
Không chỉ những nông dân ít đất từ giã cây lúa, ngay cả người từng được suy tôn là “vua lúa” tại miền Tây Nam bộ - ông Nguyễn Lợi Đức (xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang), cũng vừa quyết định từ bỏ cây lúa do thu nhập thấp và bấp bênh.
Sau vụ đông xuân, tiểu vùng chuyên canh lúa rộng 71ha của ông Đức ở Vĩnh Gia không được gieo sạ lại mùa vụ mới, thay vào đó là đàn bò đang gặm cỏ, cạnh đấy là khu nhà ở cho nhân công và những trại chăn nuôi vừa mới xây dựng xong. “Tuy lúa của tiểu vùng này cho năng suất rất cao nhưng tôi vẫn quyết định chuyển thành trang trại nuôi bò” - ông Đức nói.
 
Vậy là ông... từ bỏ cây lúa?
 
- Đúng hơn là tôi đang tìm cách thoát cây lúa, chuyển 71ha trồng lúa ba vụ ở Vĩnh Gia này thành khu nuôi bò tập trung, dự kiến có đến hàng ngàn con. Trên đó lập 22 trại chăn nuôi, trồng cỏ xen lẫn trồng cây phân tán tạo bóng mát để làm nơi chăn thả, đồng thời trồng cỏ diện tích lớn cung cấp thức ăn cho bò. Riêng 120ha bên Lương An Trà vẫn còn trồng lúa, nếu thấy chăn nuôi phát triển thuận lợi, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, rồi cũng cho chuyển toàn bộ đất lúa qua trồng cỏ cung ứng nguồn thức ăn tươi cho đàn bò.
 
Vì sao ông đi đến quyết định như vậy?
 
- Sản xuất lúa đang gặp nhiều bất lợi, dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhưng nông dân vẫn bị cuốn trong vòng luẩn quẩn rớt giá - thua lỗ. Hơn nữa, Việt Nam tuy là nước có lượng gạo hàng đầu thế giới nhưng thị trường xuất khẩu không ổn định, một số thị trường truyền thống đang teo tóp lại, phụ thuộc vào xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc. Nguyên do xuất khẩu gạo đang bị cạnh tranh bởi Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan... Chưa kể Myanmar và Campuchia cũng đang đẩy mạnh phát triển trồng lúa để tăng xuất khẩu. Nếu không sớm tìm cách lo liệu để tự cứu mình, chắc chắn thời gian tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn.
 
Với diện tích lên tới hàng trăm hecta, ông sản xuất lúa có nhiều lợi thế hơn các nông dân khác chứ?
 
- Với diện tích lớn, được đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh, sử dụng cả máy laser san bằng mặt ruộng, cơ giới từ khâu làm đất, gieo cấy... đến khâu cắt gặt, vận chuyển nên chi phí đầu vào thấp. Sản lượng lúa thu hoạch nhiều, lại có sẵn kho chứa, muốn bán lúc nào thì bán, có đầu mối tiêu thụ không qua trung gian nên luôn đạt lợi nhuận cao hơn nhiều nông dân khác. Tuy nhiên các chi phí sản xuất, thu hoạch, bảo quản cứ tiếp tục tăng, gặp những lúc khó tiêu thụ, lúa rớt giá thì khoản thu lợi cũng chẳng đáng kể so với công sức, vốn liếng mình đầu tư.
 
Tôi cũng đã chuyển qua làm giống và cung ứng giống lúa. Dù đầu tư đầy đủ trang thiết bị, máy tách hạt, kho trữ, có đăng ký kiểm định chất lượng đàng hoàng, nhưng thời gian đầu còn tiêu thụ tốt, càng về sau lượng tiêu thụ càng sụt giảm nên cũng không có ăn.
 
Phải chăng cây lúa không còn giữ được nông dân?
 
- Chưa nói đến chuyện cạnh tranh hay chi phí tăng, sản xuất còn gặp nạn thiếu nhân công trong khi dù cơ giới tối đa thì canh tác lúa vẫn cần một lượng lao động đáng kể. Trồng lúa cứ mãi nghèo, những hộ ít ruộng gặp cảnh khốn khó phải bán đất, cầm cố hay cho thuê đất rồi lên các khu công nghiệp ở miền Đông kiếm sống. Tại nông thôn, những công việc làm thuê thu nhập thấp lại không ổn định, khiến thanh niên cũng bỏ đi tha phương mưu sinh dẫn tới thiếu lao động nghiêm trọng.
 
Điều đáng lo hơn là trồng lúa cao sản luân vụ qua nhiều năm làm đất ruộng dần bị chai đi, canh tác tốn khá nhiều phân thuốc, từ đó dẫn tới dịch bệnh thường xuyên lại càng phải tiếp tục dùng thêm nhiều phân hóa học, thuốc phòng trừ sâu bệnh. Cái vòng luẩn quẩn ấy khiến trồng lúa bây giờ phải sử dụng nhiều vật tư làm đội chi phí sản xuất lên, trong khi năng suất lại có chiều hướng giảm khiến nhiều nông dân, trong đó có tôi, phải tính toán chuyển hướng chứ không thể bám mãi cây lúa.
 
Nhiều ý kiến cho rằng do nông dân sản xuất tự phát, thiếu liên kết nên dẫn tới hậu quả trên. Quan điểm của ông thế nào?
 
- Ngành nông nghiệp triển khai, khuyến cáo nên trồng lúa chất lượng cao, nông dân làm theo nhưng lắm lúc lại khó tiêu thụ. Nhiều vụ trước đây, do doanh nghiệp (DN) không mua nên thương lái cắm bảng trên ghe “không mua lúa jasmine, OM 4900”. Vụ đông xuân này cũng vậy, bà con trồng lúa jasmine, OM 4900 nhiều nên giá bán gần như lúa thường, trong khi giống IR50404 lại được giá. Nông dân không phải ham làm nông sản chất lượng kém mà bắt buộc phải chạy theo thị trường, chạy theo nhu cầu của DN.
 
Bà con mình nuôi trồng thứ gì cũng được, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu, tiêu chuẩn này nọ dù cao đến đâu. Chẳng hạn như Global Gap, VietGap đều áp dụng thành công dễ dàng, thế nhưng sau đó sản phẩm bí đầu ra do DN không đảm bảo tiêu thụ ổn định. Mình làm lúa sạch, lúa chất lượng cao đều được, tại sao lại không làm? Vấn đề là làm ra rồi bán cho ai? Điều đó cho thấy không phải lỗi của nông dân. Ở đây là do DN chưa có thị trường sản phẩm cấp cao, chưa xây dựng được thương hiệu.
 
Nông dân luôn muốn hợp tác với DN nhưng DN có chủ động liên kết đâu! Như bản thân tôi với diện tích gần 200ha, đầy đủ điều kiện và phương tiện canh tác mà có đơn vị nào đề cập chuyện làm ăn đâu. Phần lớn DN kinh doanh lương thực trong nước chưa đủ tiềm lực để tổ chức liên kết sản xuất. Mặt khác, mối liên kết đó có thật sự căn cơ, bền chặt chưa? Vụ đông xuân rồi nhiều DN hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân, các hợp tác xã nhưng rồi bẻ kèo không thực hiện bao tiêu.
 
Nuôi bò có đầu ra ổn định

Tôi từng trăn trở nhiều về chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thấy thứ nào cũng chưa có đầu ra căn cơ, loại cây con nào cũng gặp phải tình trạng nuôi trồng nhiều thì rớt giá. Nông dân mình thấy thứ nào được giá cứ ùa theo làm dẫn tới khủng hoảng thừa - thua lỗ, cứ vậy. Ngay cả con cá tra là loại thủy sản đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế cạnh tranh mà giờ đây nghề nuôi nó cũng điêu đứng.

Con bò có đầu ra ổn định bởi nhu cầu thịt trong nước khá lớn, chăn nuôi đang được hưởng chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi. Vùng đất này có lợi thế về phát triển nuôi bò tập trung. Tôi thấy thay vì trồng lúa thì mình trồng cỏ nuôi giống bò ngoại nhập chất lượng cao, bò đã cải tạo giống chắc chắn có hiệu quả cao.
 
                                                                                                                                  Đức Vịnh/ Báo Tuổi Trẻ thực hiện
                                                                                                                                      Theo tintucnongnghiep.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập744
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,096
  • Tổng lượt truy cập93,125,760
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây