Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Cơ cấu lại theo hướng nâng giá trị

Thứ hai - 19/10/2020 21:57
Để hạn chế việc “khai tử” các mô hình trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn đã xây dựng, giải pháp cơ cấu lại của Hà Tĩnh là nâng cao giá trị gia tăng.

Hết thời sản xuất “ngẫu hứng”

Huyện biên giới Hương Sơn có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn, là lợi thế để người dân phát triển các mô hình nông lâm kết hợp, gắn với khai thác rừng bền vững, du lịch sinh thái; hình thành các vùng liên kết trồng rừng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm gắn với nhà máy chế biến gỗ…

Trồng rừng gỗ lớn - một giải pháp được chú trọng hiện nay ở Hà Tĩnh nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Ảnh: Thanh Nga.

Trồng rừng gỗ lớn - một giải pháp được chú trọng hiện nay ở Hà Tĩnh nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Ảnh: Thanh Nga.

Trước đây, người dân Hương Sơn trồng rừng chủ yếu là các loài keo, thông, phục vụ bán gỗ dăm và khai thác nhựa, hiệu quả kinh tế hạn chế, vai trò bảo vệ đất, nguồn nước, ứng phó biến đổi khí hậu cũng không đáng kể.

Để nâng cao vai trò bảo vệ môi trường của rừng, gia tăng hiệu quả kinh tế, năm 2018 HTX nông nghiệp Đại Thành, xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn bắt tay lập dự án xin cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC trên diện tích hơn 420 ha ở xã Sơn Lĩnh và Sơn Tây. Quá trình thực hiện, HTX tích cực tuyên truyền, nâng cao năng lực cho người sản xuất. Kết quả, tháng 12/2018, Hội đồng quản lý rừng FSC công nhận 360 ha rừng/199 hộ đạt chứng chỉ FSC.    

Ông Võ Văn Biển, Giám đốc HTX Đại Thành nói: “Người sản xuất tham gia chứng chỉ rừng FSC không chỉ thay đổi nhận thức trong việc phát triển, sử dụng rừng bền vững mà còn gia tăng hiệu quả kinh tế lên từ 10 – 15% so với sản phẩm không có chứng chỉ”.

Giám đốc HTX dẫn ví dụ cụ thể, thường người dân Hương Sơn trồng keo chu kỳ 5 năm khai thác một lần; 1 ha đầu tư hết khoảng 25 triệu đồng. Tính 2 chu kỳ (10 năm), tổng doanh thu tối đa đạt 100 triệu, trừ chi phí đầu tư 50 triệu đồng, số tiền lãi bà con thu về chỉ được 50 triệu đồng/10 năm. Tong khi đó, tham gia chứng chỉ rừng FSC, chu kỳ khai thác theo hình thức trồng rừng gỗ lớn là 9 năm; giá trị kinh tế khi xuất bán tối thiểu đạt 120 - 150 triệu đồng; trừ chi phí đầu tư 30 triệu đồng/9 năm, lợi nhuận thu về đạt từ 90 - 120 triệu đồng/9 năm, gấp 2 lần so với sản xuất thông thường.

Theo kế hoạch của huyện Hương Sơn, từ nay đến năm 2025 địa phương phấn đấu có 9.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Tăng sản lượng gỗ rừng trồng lên đạt khoảng 100.000 m3/năm; giá trị sản xuất, chế biến lâm sản đạt trên 400 tỷ đồng/năm.
 

Phát huy lợi thế từng vùng, từng địa phương

Đặc thù là vùng “chảo lửa, túi mưa”, nhiều vùng sinh thái nên việc định hướng sản xuất nông nghiệp tại Hà Tĩnh phải đảm bảo 2 yếu tố, vừa cơ cấu theo lĩnh vực, sản phẩm vừa phát huy lợi thế từng vùng, từng địa phương.

Các địa phương ven biển phát huy lợi thế về nuôi tôm trên cát. Ảnh: Thanh Nga.

Các địa phương ven biển phát huy lợi thế về nuôi tôm trên cát. Ảnh: Thanh Nga.

Theo đó, giai đoạn 2019 – 2020 và những năm tiếp theo, vùng trung du, miền núi các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê; các xã vùng trà sơn huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ sẽ tập trung bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng; phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng sản xuất và các lâm sản phi gỗ như cây dó trầm, dược liệu.

Rà soát quỹ đất, ưu tiên tổ chức sản xuất theo hướng phát triển trang trại nông lâm kết hợp, trang trại cây ăn quả có múi; trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, bò Zebu, bò sữa, bò thịt chất lượng cao, hươu sao, gà đồi...

Vùng đồng bằng các huyện Đức Thọ, Can Lộc, các xã đồng bằng của huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, mở rộng diện tích lúa đặc sản, lúa chất lượng cao; phát triển rau, hoa, nấm, cây cảnh, cây ăn quả chuyên canh, công nghệ cao, VietGAP; hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Đối với vùng ven biển của huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, chú trọng bảo vệ diện tích rừng phòng hộ chắn sóng ven biển; phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Phát triển nuôi trồng thâm canh, công nghệ cao, an toàn sinh học các loại thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cá, nhuyễn thể. Phát triển đội tàu khai thác xa bờ…

Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay35,899
  • Tháng hiện tại620,243
  • Tổng lượt truy cập87,975,313
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây