Học tập đạo đức HCM

Cùng nông dân làm giàu

Thứ ba - 02/04/2013 20:46
25 năm hoạt động, Ngân hàng NNPTNT chi nhánh Thủy Nguyên đã đồng cam cộng khổ với nông dân. Rất nhiều người thoát nghèo nhờ đồng vốn kịp thời của ngân hàng...

Làm ăn lớn nhờ vốn của ngân hàng

Thông qua cán bộ tín dụng Ngân hàng NNPTNT huyện Thuỷ Nguyên, chúng tôi có dịp được biết và gặp gỡ khách hàng truyền thống của ngân hàng. Điển hình hộ vay vốn sản xuất hiệu quả có thể kể tới trường hợp của ông Bùi Văn Động, ở thôn 8, xã Thiên Hương và ông Nguyễn Văn Sơn ở số 153, xã Mỹ Đồng.

Ông Hoàng Phú Hảo - Giám đốc Ngân hàng NNPTNT huyện Thủy Nguyên cho biết, rất nhiều hộ nông dân thoát nghèo nhờ đồng vốn của ngân hàng.

Bước vào căn nhà gỗ sang trọng, xây dựng theo kiểu nhà cổ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì đó lại là nhà của một người nông dân. Tiếp xúc với chúng tôi với vẻ chân chất, ông Động chia sẻ: Cha ông mất sớm, kinh tế gia đình gặp khó nhưng quyết không chịu cái nghèo, cái đói ghì sát đất, ông tìm cách làm ăn. Năm 22 tuổi, ông nhận thầu đầm để nuôi, trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, thời điểm mới bắt đầu với muôn vàn cái khó, nào là đồng vốn ít ỏi, kinh nghiệm có hạn…

Qua cán bộ địa phương, từ năm 1985, ông vay được vốn để đầu tư vào làm đầm cá. Trải qua bao gian nan, từ một cơ sở nhỏ bé, nhờ vào đồng vốn của Ngân hàng cũng như gặp cơ hội tốt, ông đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Hiện ông Động đang làm chủ của một doanh nghiệp với nhiều ngành nghề như nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất đá sạch, nhà trọ, bãi trông xe… Cơ sở của ông đã tạo việc làm cho trên 20 lao động với mức thu nhập từ 4,5 triệu - 5 triệu đồng/người/tháng. Điều ông Động mừng nhất là ông lo được công việc cho các em có nghề và lập gia đình. Bản thân con cái ông cũng được học hành thành đạt. Đặc biệt, việc vay vốn ngân hàng đều đúng theo hợp đồng đã thoả thuận nên được ngân hàng tin tưởng.

Cũng nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng, từ một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, nay hộ ông Sơn, xã Mỹ Đồng đã làm chủ một xưởng sản xuất lớn với hơn 1.000m2 nhà xưởng, tạo việc làm cho gần 30 lao động với mức thu nhập từ 6-7 triệu đồng/tháng. Khác với ông Động, ông Sơn làm chủ một xưởng đúc gang. Các sản phẩm của xưởng ông sản xuất ra các bộ phận liên quan tới máy cày, máy bừa, nhiều chi tiết máy liên quan tới thuyền phục vụ bà con ngư dân…

Ông Sơn cho biết, sở dĩ ông gắn bó với Ngân hàng NNPTNT chi nhánh huyện Thuỷ Nguyên là do mức lãi suất hợp lý, dư nợ kỳ hạn dài hơn các hệ thống ngân hàng khác, tạo điều kiện rất lớn cho việc kinh doanh của ông. Với nguồn vốn vay của ngân hàng để sản xuất và thực tế việc sản xuất đó có hiệu quả nên ông được ngân hàng tạo điều kiện và trở thành khách hàng truyền thống.

Cho vay đúng người, đúng việc, tránh nợ xấu

Trong vài năm gần đây, vấn đề nợ xấu đang tràn lan. Nhiều đối tượng vay với mức vay lớn hơn nhu cầu, sử dụng đồng vốn không đúng mục đích dẫn đến nguy cơ mất tài sản, trở thành “con nợ”. Nhiều đối tượng không có khả năng trả còn tìm cách bỏ trốn, hoặc có những trường hợp nghĩ đến tự vẫn…

Ông Hoàng Phú Hảo- Giám đốc Ngân hàng NNPTNT chi nhánh huyện Thuỷ Nguyên cho biết: Trải qua nhiều năm công tác trong ngành, ông Hảo nhận thấy mối quan hệ giữa ngân hàng và bà con nông dân rất gắn bó, nông dân là đối tượng khách hàng truyền thống với ngân hàng. Ngân hàng đã đồng hành cùng họ, tạo điều kiện về nguồn vốn một cách đúng đắn để họ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thời điểm ban đầu, nông dân thường khó khăn về vốn để sản xuất.

Tuy nhiên, khi có vốn họ đi lên rất nhanh. Và điều đặc biệt là bản chất của bà con nông dân vay và trả lãi, gốc rất đúng kỳ hạn. Thời điểm đầu, đa phần bà con nông dân họ rất ngại thủ tục khi đến với ngân hàng. Nhưng đến nay, họ đã quen dần với các thủ tục chung. Khi các hộ sản xuất kinh doanh phát triển hiệu quả, ngoài việc ổn định kinh tế của bản thân, họ còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động, giảm thiểu tệ nạn xã hội và góp phần đóng góp vào ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, để cho vay và được vay, ngân hàng cũng cử cán bộ thẩm định rất kỹ càng. Sau khi đã thẩm định, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho người vay đúng người, đúng việc, đúng khoản vay để tránh nợ xấu. Chính vì thẩm định chắc chắn nên số lượng nợ xấu của ngân hàng rất hạn chế, chỉ ở mức 0,07%. Nhiều đối tượng khách hành là nông dân vay vốn, thành đạt đến cảm ơn cán bộ và giám đốc ngân hàng vì đã cho họ vay đúng khoản vay. Họ nói rằng: Nhờ ngân hàng mà họ tránh được nợ xấu. Bởi mức đầu tư chỉ cần vay 2 tỷ, nếu ngân hàng tạo điều kiện hơn mức đó, khoản vay thừa họ sẽ đầu tư vào mục đích không lành mạnh sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,839
  • Tổng lượt truy cập92,027,568
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây