Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, ở các siêu thị so với cách đây 10 ngày thì giá bán thịt lợn cũng đã giảm, rất nhiều doanh nghiệp cung ứng cho các siêu thị lớn như Big C, Saigon Co.op… đã giảm giá bán 10-20%.
Do những cố gắng của tất cả chúng ta trong thời gian qua, thậm chí ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua, hầu hết chúng ta đều có tiêu thụ thịt lợn tại các vùng quê. Điều này cũng góp phần làm giá thịt lợn hơi về cơ bản tương đương giá thành sản xuất.
Còn những giải pháp sắp tới, sẽ tập trung vào 3 giải pháp:
Thứ nhất là phải giải quyết tốt quan hệ cung-cầu, đồng thời rà soát để bảo đảm tổng đàn lợn, quy mô đàn có cơ cấu hợp lý. Trước mắt, Bộ đang có các giải pháp để kiểm soát lợn nái, đồng thời nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ hai là tổ chức liên kết chuỗi. Như vậy sẽ có một số cơ chế chính sách chúng tôi sẽ đề xuất với Chính phủ thay đổi. Tuy nhiên, quan điểm chung là không có việc hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ thông qua chuỗi và theo tín hiệu của thị trường.
Thứ ba là giải quyết vấn đề mở thị trường, ở đây là thị trường Trung Quốc. Những năm trước, thị trường Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu theo tiểu ngạch rất lớn với thịt lợn của chúng ta. Năm nay, trong 4 tháng đầu năm, lượng này chỉ còn khoảng dưới 10% so với năm ngoái, vì vậy cũng ảnh hưởng đến tiêu thụ lợn.
Hiện nay việc tạm nhập tái xuất qua Việt Nam để sang các nước khác, trong đó có Trung Quốc, thịt gia súc, gia cầm bằng khoảng 52-55% sản lượng sản xuất.
Chính phủ đã chỉ đạo, không phải cấm tạm nhập tái xuất mà kiểm soát chặt chẽ tạm nhập tái xuất theo quy định để không có việc luân chuyển tạm nhập tái xuất thẩm thấu vào thị trường nội địa một cách không hợp pháp. Đồng thời, chúng ta cũng thấy nếu như tạm nhập tái xuất tăng mãi thì có thể ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ gia súc, gia cầm của chúng ta. Tất nhiên chúng ta sẽ thực hiện kiểm soát này theo đúng quy định của Việt Nam và theo các hiệp định thương mại, nhất là của WTO.
Người nuôi heo trong nước lao đao vì giá bán dưới giá thành. |
Nhập thịt heo không làm ảnh hưởng giá heo trong nước
Về việc có phải thị trường bán lẻ đang bị các mặt hàng ngoại nhập “khống chế”, chỗ dành cho tiêu thụ các sản phẩm Việt còn rất ít, đặc biệt là nông sản của bà con nông dân? 73% nông sản xuất khẩu là sang thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, có nhiều Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, nếu chúng ta phát triển xuất khẩu, thì nhiều nước cũng sẽ có điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam.
Do đó, việc quan tâm là đẩy mạnh sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá để có thể đạt giá trị xuất khẩu cao hơn.
Về giá thịt lợn, xin cung cấp thông tin liên quan đến việc liệu có phải do nhập khẩu thịt lợn và các mặt hàng liên quan làm ảnh hưởng đến tiêu thụ các sản phẩm này trong nước hay không?
Cả năm 2016, Việt Nam nhập 39.400 tấn thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến thịt lợn từ các nước EU, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Liên bang Nga… Như vậy, về kim ngạch chỉ đạt 44 triệu USD, bằng 0,1% sản lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước.
Do đó, có thể khẳng định việc nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến thịt lợn không ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước.
Cũng xin nói thêm, nếu vào các siêu thị sẽ thấy các sản phẩm nhập khẩu có giá đắt hơn rất nhiều so với các sản phẩm thịt lợn sản xuất trong nước.
Liên quan đến tạm nhập-tái xuất, năm 2016 chỉ tạm nhập-tái xuất 20 triệu USD thịt lợn. Hiện nay Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang rất lưu ý và có nhiều biện pháp phòng tránh thẩm lậu các mặt hàng tạm nhập-tái xuất vào thị trường nội địa.
Các mặt hàng tạm nhập-tái xuất chủ yếu là nội tạng lợn. Do đó sau khi được Chính phủ chấp thuận, Bộ Công Thương đã có các biện pháp để có thể sẵn sàng trong trước mắt tạm dừng tạm nhập-tái xuất các sản phẩm thịt lợn và liên quan đến thịt lợn.
Về việc tại sao nhiều mặt hàng của Việt Nam như rau quả, thịt lợn không thể xuất khẩu sang thị trường các nước? Trước hết là do chất lượng các mặt hàng này.
Ví dụ như thịt lợn, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới chỉ có Hong Kong và Malaysia là chúng ta đã ký Hiệp định về thú ý, công nhận chất lược kiểm dịch. Như vậy nếu về chính ngạch sản phẩm của Việt Nam mới chỉ có thể xuất khẩu vào hai thị trường này. Nhưng cũng xin nói thêm là hai thị trường này chỉ nhập khẩu lợn sữa, với số lượng rất ít. Tương tự như vậy là các mặt hàng rau, quả.
Nguồn: nongthonviet.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã