Học tập đạo đức HCM

Chăm mai ròng rã 4 năm, chủ vườn 'run rẩy' chờ Tết

Thứ năm - 12/01/2017 10:49
Trên khuôn đất khá rộng, hơn 1000 chậu mai đang chờ vặt lá. Thời điểm này vài năm trước những chậu mai vươn lên tràn đầy sức sống nhưng năm nay, mai ở những vườn đường Tam Bình (P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, TP.HCM) buồn đến lạ lùng.

Phó mặc cho trời

"Không chỉ có mai buồn mà người cũng buồn", anh Nguyễn Thanh Tùng (45 tuổi, chủ vườn mai) trăn trở.

Anh kể lại, 23h ngày 4.1 vừa qua, trong lúc ngủ bất ngờ anh nghe tiếng nước ùa vào. Anh mở cửa nhìn ra thì choáng váng với một biển nước mênh mông. Hơn 1000 chậu mai chỉ còn nhìn thấy ngọn.

Nước vào đến 3 giờ sáng hôm sau mới rút nguyên nhân là do cống ngăn triều Rạch Đĩa bị vỡ. Những người chuyên canh mai tại khu phố 2, phường Tam Phú và khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức bị thiệt hai khá nặng.

 cham mai rong ra 4 nam, chu vuon 'run ray' cho tet hinh anh 1

Vườn mai của anh Tùng trên đường Tam Bình (P. Tam Phú, Thủ Đức)

Anh Tùng cho biết, nghề trồng mai Tết khá công phu. Vì là loại cây vùng nhiệt đới, mai phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Nắng, mưa, nhiệt độ và một chút sương buổi sáng sẽ quyết định cho mai nở sớm hay nở đúng vào ngày Tết.

Nhưng, năm nay gần Tết, nước từ ngoài đổ vào mang theo nhiều tạp chất, ngâm gốc mai trong nhiều giờ khiến cho mai xuống sắc.

Vì thế đến giờ này nhiều chủ vườn vẫn lo lắng không biết những chậu mai Tết có ra hoa hay không.

 cham mai rong ra 4 nam, chu vuon 'run ray' cho tet hinh anh 2

Vặt lá cho cây

Để khắc phục hậu quả mai bị ngâm nước bẩn, anh Tùng đã phải tưới rất nhiều vào gốc để đẩy những tạp chất xấu ra khỏi gốc mai.

"Mặc dù biết tưới đẫm nước trong lúc này là tối kỵ vì sắp đến thời điểm vặt lá và bỏ khô để kích thích ra hoa, nhưng chúng tôi vẫn phải làm", anh Tùng buồn rầu nói.

4 năm mới được một chậu mai

Anh Tùng bắt đầu làm mai từ năm 1993 sau khi rời quân ngũ. Anh thuê mảnh đất này từ đó đến nay và sống hẳn vào nghề trồng mai. Trong suốt thời gian ấy, vườn mai của anh đã 6 lần ngập nước nhưng chỉ có lần này là ảnh hưởng nặng nề nhất.

 cham mai rong ra 4 nam, chu vuon 'run ray' cho tet hinh anh 3

Mai gốc là giống mai ít cánh không đẹp, được anh Tùng ghép vào thân mai khác có màu sắc đẹp và nhiều cánh hơn.

Anh không trồng mai gốc mà chuyên đi mua gốc từ các nơi khác đem về cho vào chậu rồi ghép giống. Chỉ nghe sơ qua thì tưởng chừng như công việc dễ dàng nhưng phải chứng kiến tận mắt mới hiểu được giá trị việc làm và lòng đam mê của người làm mai.

Anh chỉ cho tôi xem 2 gốc mai mới mua về còn phủ rơm. Anh nói: "9 triệu một gốc. Không phải mua về ghép ngay được mà tôi phải chăm sóc khoảng 8 tháng sau khi gốc mai có khả năng tiếp nhận thì mới ghép được.

Sau khi ghép, chủ vườn còn phải chăm trong 4 năm cây mai trưởng thành cho hoa thì mới bán được. Như vậy, với 9 triệu công với công sức, vốn liếng trong 4 năm trời đến khi bán nhiều người chê đắt thì cũng buồn lắm", anh Tùng giãi bày.

 cham mai rong ra 4 nam, chu vuon 'run ray' cho tet hinh anh 4

2 gốc mai mới mua vừa cho vào chậu. Mỗi gốc 9 triệu đồng được chủ vườn chăm sóc, ghép và tiếp tục dưỡng trong 4 năm mới bán được

Chúng tôi đảo một vòng quanh vườn mai của anh. Những gốc mai đã trưởng thành chờ ghép, cũng có những gốc vừa ghép xong nhưng cũng có những gốc đã chết.

Anh Tùng cho biết thêm, có đợt anh mua 90 gốc với giá 3 triệu một gốc nhưng sau đó bị chết khá nhiều, chỉ còn 30 gốc sống sót. Làm suốt một năm, tôi nhịn đói nhịn khát để đến cuối năm có điều kiện thu hoạch, nhưng lỡ bị ngập nước như năm nay cũng chỉ biết kêu trời.

 cham mai rong ra 4 nam, chu vuon 'run ray' cho tet hinh anh 5

Vết ghép mai (trong vòng tròn)

 cham mai rong ra 4 nam, chu vuon 'run ray' cho tet hinh anh 6

Gốc mai mua về cho vào chậu bị chết, tỉ lệ sống chỉ hơn 50%.

 cham mai rong ra 4 nam, chu vuon 'run ray' cho tet hinh anh 7

Một cây ghép thành công và mai đang phát triển.

Anh nói thêm, nếu sau 23.10 âm lịch trời bắt đầu nắng là rất thuận lợi cho mai phát triển. Thế nhưng năm nay mưa nhiều quá, gần Tết vẫn còn mưa thì cây mai khó có thể đạt kết quả như mong muốn.

"Thời tiết đã vậy còn thêm chuyện vỡ đập, ngập nước như vừa rồi, Tết này kiếm được hòa vốn là mừng lắm rồi anh ạ", chủ vườn mai này chua chát nói.

 
Theo Trần Chánh Nghĩa (VietNamNet)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập456
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm455
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,141
  • Tổng lượt truy cập90,284,534
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây