Học tập đạo đức HCM

Con ốc “cứu” người nghèo

Thứ tư - 29/05/2013 21:29
Những con ốc ruốc bé nhỏ đã làm nên sức sống cho một xóm nghèo ở phường 9, TP. Tuy Hòa, Phú Yên. Nhờ ốc ruốc, bà con có cơm áo đủ đầy, con em học hành tử tế...

Xóm ốc ruốc

Khu phố Ninh Tịnh 2, (phường 9, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) nằm ở rìa cánh đồng, cách trung tâm Tuy Hòa 3 phút chạy xe máy. Buổi chiều ở đây thơm lừng mùi ốc hấp gia vị. Ông Năm Định khề khà: “Tiếng là mình ở phố mà chỉ sống “chay” với nghề ruộng thì sống làm sao nổi. Nếu không có con ốc ruốc thì chỉ có tiêu…!”.

Cho ốc ruốc vào bao để đem đi bỏ mối hàng.

Xóm ốc ruốc có 7 hộ, mỗi hộ chế biến 3 tạ/ngày, vị chi hàng ngày xóm này xuất ra thị trường trên 2 tấn ốc luộc. Ốc ruốc là thứ ăn chơi, ruột ốc tuy nhỏ (như que tăm) nhưng mỗi lần dùng gai khều nó ra khỏi vỏ là một cái thú; khi đưa nó vào đầu lưỡi nhăm nhắp một chút vị mặn ngon ngót; lể thêm vài con rồi nuốt, khi trôi tuột là dịch vị kích thích phải nhanh tay khều cái nữa, cái nữa… Một ký ốc ruốc mà vào tay mấy bà, mấy cô bán hàng ngoài chợ thì “nháy mắt” đã sạch bách, ăn hết ký này, ký nữa vẫn chưa thấy hết thèm! Nhờ có nhiều người ghiền khều ốc ruốc mà xóm nghèo bây giờ còn có tên là “xóm ốc ruốc”.

Một mùa ốc ruốc, từ tháng Giêng tới tháng 7, gia đình thu ổn định 50 - 70 triệu đồng.

Ông Năm Định

Cách đây khoảng 5 năm, nhiều bãi bờ ở biển Phú Yên bỗng xuất hiện nhiều bãi ốc ruốc, cả xóm đổ xô ra biển, ngày ngâm mình cào ốc, đêm hì hục nổi lửa luộc và chế biến đến tận khuya để mờ sáng kịp bỏ chợ. Công việc tuy vất vả vì phải thức khuya, dậy sớm nhưng cả xóm ai cũng vui như bắt được của trời cho. Nhưng không hiểu lý do gì 3 năm trở lại đây, vùng biển ở các đầm vịnh Phú Yên từ Cù Mông đến Đại Lãnh (Khánh Hòa) tự dưng mất hút loài ốc ruốc. Nhiều người nhận định, có lẽ do cào kéo, khai thác đến mức ốc không kịp sinh nở, nên đã bị “tuyệt chủng” rồi chăng?

May sao 3 năm trở lại đây, có một thương lái chuyên mua gom ốc ruốc vùng biển duyên hải miền Trung đã nhận cung cấp ốc nguyên liệu. Cả xóm lại tiếp nối việc làm và thu nhập ổn định từ nghề chế biến ốc ruốc. Từ tháng Giêng đến tháng 4 (âm lịch), nguồn ốc được cung cấp từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi; từ tháng 5-6 là của Thừa Thiên - Huế... Cứ thế mà xoay vòng cho đến đầu tháng 7, khi những ngọn gió nam cồ thốc mạnh cũng là lúc “đứt” nguồn ốc ruốc. Cả xóm lại quay về với việc: Chờ ai thuê gì làm nấy…

Một mùa làm, cả năm ăn

Bắt đầu của công việc chế biến ốc ruốc là từ 5 - 6 giờ chiều. Đàn ông từng nhà chạy xe máy ra quốc lộ đón các chuyến xe ở tỉnh ngoài vào Nam để nhận hàng tấn ốc ruốc đã được hợp đồng trước qua điện thoại. Khi từng bao ốc vừa về tới nhà là cả gia đình vào việc: Con trai lớn dùng xe máy chở hàng chục can nước biển về cho vào những chiếc thau lớn để đổ ốc vào ngâm. Vợ và con gái thì chú tâm vào việc đãi ốc. Đây là công đoạn quan trọng nhất của việc chế biến ốc, vì đãi không sạch, ốc sẽ không bán được. Phải mất khoảng 2 giờ để ngâm ốc trong nước mặn. Con ốc cả ngày nằm trong bao tải, giờ gặp nước biển nên thè lưỡi ra, lúc này mới dễ đãi sạch cát…

Khi ốc đã sạch cát, chồng nổi lửa bắc nồi nước, cho ốc vào luộc. Vợ và con gái sao tẩm ốc với bột ngọt, đường, lá dứa, sả, ớt… nêm nếm vừa miệng, trộn cho ốc thấm đều gia vị. Hàng đêm, không khí của những hộ chế biến ốc ruốc thật rôm rả, đầm ấm. Vì họ biết, hàng tấn ốc này, qua sáng hôm sau sẽ cho họ nguồn lợi mà những công việc trước nay không bao giờ có.

Một ký ốc ruốc nguyên liệu từ các tỉnh chuyển đến Tuy Hòa có giá từ 7.000 – 8.500 đồng. Họ bỏ sức gia công chế biến, bỏ mối lại cho các điểm bán lẻ với giá 11.000 - 12.000 đồng/kg. Nhà vợ chồng anh Còn ngày đêm chế biến 3 tạ ốc, trừ chi phí nguyên vật liệu, có thu nhập ổn định 500.000 – 700.000 đồng/đêm; gia đình thường có thu nhập trên dưới 15 triệu đồng/tháng. Anh Còn tỷ tê: “Không giấu gì anh, con bò lai trong chuồng kia, tui mua 12 triệu đồng sau mùa ốc ruốc năm rồi; mới tròn năm, giờ đã có người ngã giá 28 triệu đồng. Sàn nhà lát lại gạch men, ti vi màn hình phẳng 32 inch, tủ lạnh, đầu karaoke… đều nhờ ốc ruốc cả”.

Ông Năm Định cũng “hát” ốc ruốc hết lời: “5 năm trước, gia đình tui chưa có thu nhập từ việc chế biến ốc ruốc, cả nhà “kẹt cứng” không biết xoay trở vào đâu trong mỗi lần chi tiêu. Nhà 5 khẩu, chồng thợ xây, vợ phụ hồ, quanh quẩn cái ăn qua ngày, đành ngậm ngùi để 2 đứa lớn nghỉ học giữa chừng… Nhờ trời, 3 năm trở lại đây, con ốc ruốc đã cứu nhà tui. Một mùa ốc ruốc, từ tháng Giêng tới tháng 7, gia đình thu ổn định 50 – 70 triệu đồng. Tích cóp xây nhà sắm cửa, còn thằng út học đến lớp 12, tui quyết chí động viên nó ăn học để trong nhà cũng có được một người… đại học, cử nhân!”.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay28,192
  • Tháng hiện tại982,004
  • Tổng lượt truy cập92,155,733
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây