Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp sữa lo lỗ nặng vì bị áp giá trần

Thứ năm - 22/05/2014 23:14
Mức trần Bộ Tài chính vừa công bố đều thấp hơn giá bán hiện hành của 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường.

Sau khi Bộ Tài chính công bố giá trần 25 mặt hàng sữa của 5 doanh nghiệp chiếm hơn 90% thị phần trong nước, nhiều doanh nghiệp cho biết khá bất ngờ vì trước đó không được yêu cầu đóng góp ý kiến. 

Bà Bùi Thị Hương – Giám đốc đối ngoại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), đơn vị có 5 sản phẩm bị áp mức trần cho biết hiện chưa rõ bảng giá này được Bộ Tài chính tính toán dựa trên cơ sở nào. “Tôi nghĩ, ít nhất khi xây dựng bảng giá tối đa, cơ quan quản lý sẽ tham khảo ý kiến doanh nghiệp và xem xét mức thực tế hiện nay trên thị trường, đồng thời cân nhắc lợi nhuận hợp lý cho nhà sản xuất. Chúng tôi cũng sẵn sàng hợp tác nhưng không nhận được đề nghị nào”, vị này cho hay. 

Theo đại diện Vinamilk, nếu điều chỉnh đúng với giá trần, các mặt hàng của doanh nghiệp phải giảm trung bình khoảng 21%. “Nếu áp dụng bảng giá này thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ lỗ nặng. Làm gì có kinh doanh mặt hàng gì mà lãi tới hơn 20%”, bà Hương nói.  

sua-dau-tu-6291-1400780651.jpg

Giá trần mặt hàng sữa có hiệu lực từ ngày 1/6 tới. Ảnh: Đầu tư

Ông Vũ Quốc Tuấn - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Nestle Việt Nam cũng cho biết rất ngạc nhiên về văn bản này.  “Bộ không có tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành. Chúng tôi cũng không rõ công thức tính toán giá trần của cơ quan quản lý dựa trên những cơ sở nào”, ông Tuấn cho hay.  

Cho biết sẽ tuân thủ việc áp dụng mức giá tối đa đối với các mặt hàng sữa nhưng theo bà Gift Samabhandhu, Tổng giám đốc Mead Johnson Nutrition Việt Nam (MJN Việt Nam) chính sách này sẽ tạo ra gánh nặng đáng kể cho các nhà bán buôn, bán lẻ và siêu thị. 

“Các đơn vị kinh doanh đang giữ trong kho một số lượng lớn sản phẩm sữa của chúng tôi, mà họ đã thanh toán ở mức giá thị trường tại thời điểm mua hàng, và giờ đây họ sẽ buộc phải bán ở mức giá lỗ”, bà này cho hay. 

Đại diện Bộ Tài chính lý giải, cơ quan quản lý đã tính toán kỹ khi kéo dài thời gian có hiệu lực đối với thị trường bán lẻ tới 20/6. Nếu Bộ yêu cầu thực hiện ngay sẽ gây khó khăn cho các cửa hàng đại lý kinh doanh sữa. Vì mặt hàng này là mua đứt bán đoạn, nhiều cửa hàng còn lượng sữa tồn lớn, nếu ép giá xuống ngay sẽ đẩy họ vào tình trạng thua lỗ. 

Lãnh đạo một doanh nghiệp cho rằng, nếu áp giá trần thì nhiều sản phẩm sẽ biến mất khỏi thị trường. Thay vào đó là các dòng mặt hàng mới vì với mức đó, các đơn vị không có lãi, thậm chí chịu lỗ nặng. 

“Không có doanh nghiệp nào được thành lập vì mục tiêu chỉ đi làm từ thiện cả. Và khi đã lỗ thì việc ngừng kinh doanh mặt hàng đó là điều đương nhiên”, vị này cho hay. Ngoài ra, theo ông, việc áp giá trần đối với 25 sản phẩm của 5 doanh nghiệp lớn có thể là là cơ hội cho mặt hàng xách tay hoành hành.

Đại diện các doanh nghiệp đều cho biết đang tìm kiếm cơ hội đối thoại với Bộ Tài chính, nhằm để hiểu cơ sở tính các mức giá tối đa và việc thực thi sẽ được tiến hành như thế nào để tránh gây ra tác động tiêu cực đối với các đơn vị kinh doanh. 

Lãnh đạo một doanh nghiệp cũng lo ngại, việc giảm giá bán có thể khiến xảy ra tình trạng hạ chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, PGS. TS Ngô Trí Long - chuyên gia về giá cho rằng, điều này sẽ khó xảy ra. 

"Nếu doanh nghiệp làm giảm chất lượng có nghĩa là đang tự làm mất uy tín, thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng", ông cho hay.

Cũng theo chuyên gia này, áp giá trần là một biện pháp đúng và rất cần thiết của cơ quan quản lý. Ông Long cho rằng, trước đây, thị trường sữa lặp đi lặp lại điệp khúc tăng giá theo chu kỳ và tồn tại nhiều nghịch lý như giá cao hơn so với mức thu nhập của người dân, so với khu vực và trên thế giới. 

"Qua đợt thanh tra vừa qua, có thể cơ quan quản lý đã nhận thấy lợi nhuận của doanh nghiệp sữa rất cao, trong khi có nhiều chi phí bất hợp lý như tiền tiếp thị quảng cáo. Đó là những cơ sở để Bộ Tài chính đưa ra giá trần như vậy. Áp mức thấp, buộc doanh nghiệp phải giảm chi phí để hạ giá thành", ông Long lý giải. 

Chuyên gia này cũng cho rằng, việc giá trần thấp hơn mức bán hiện hành là điều không khó hiểu. "Nếu giá bán đã hợp lý rồi thì cơ quan quản lý đâu cần sử dụng đến biện pháp này. Và khi giảm lợi nhuận của doanh nghiệp thì họ phản ứng là điều đương nhiên", ông nhận định.

Về lâu dài, theo ông Long, đây là một biện pháp hiệu quả nhưng phải được áp dụng đồng thời với những chính sách khác như kê khai, đăng ký giá, thanh tra, giám sát chặt chẽ...

Theo khảo sát của VnExpress, đa số các mặt hàng trên thị trường đang được bán lẻ cao hơn mức tối đa khoảng 15 đến 35%. Ví dụ giá trần bán buôn của mặt hàng Dielac Alpha 123 900g hiện nay là 167.000 đồng. Theo công thức tính của Bộ Tài chính, mức tối đa giá bán lẻ sẽ vào khoảng 192.000 đồng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng này đang được bán lẻ trên thị trường ở mức 210.000 đến 215.000 đồng mỗi hộp. 

Sữa Abbott Grow 3, loại  900g có giá trần bán buôn 258.000 đồng, mức bán lẻ tối đa vào khoảng 297.000 đồng. Trên thị trường mặt hàng này đang được bán từ 312.000-320.000 đồng... 

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, giá trần được xây dựng dựa trên giá thành sản phẩm, chi phí và tính cả lợi nhuận hợp lý. Do đó, giá trần vừa công bố đều đã đảm bảo mức lãi hợp lý cho doanh nghiệp. 

Ông Ngô Trí Long cho rằng, đây là một công thức chuẩn, không cần bàn cãi. Tuy nhiên, điều quan trọng là cơ quan quản lý có vai trò "kìm" mức lãi của doanh nghiệp sao cho phù hợp, tương đồng với lợi nhuận của các ngành nghề khác.

Nguồn: vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay45,929
  • Tháng hiện tại821,207
  • Tổng lượt truy cập91,994,936
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây