Học tập đạo đức HCM

Dứa vào mùa rớt giá

Thứ năm - 05/07/2018 23:17
Thời điểm này đang bước vào chính vụ thu hoạch dứa, tuy nhiên giá dứa đang xuống thấp kỷ lục trong vòng nhiều năm qua. Hiện giá dứa đến tay người tiêu dùng chỉ từ 4.000 – 5.000 đồng/kg.
Dưới cái nắng như đổ lửa, nhưng dọc các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội như Lê Văn Lương, Phạm Văn Đồng, Xa La… vẫn rất đông các tiểu thương bày bán hoa quả. Đặc biệt là dứa được bán đổ đống với mức giá khá thấp. Tại mỗi điểm bán, các chủ hàng đều treo biển chào bán với mức giá chỉ từ 4.000 – 5.000 đồng/kg loại quả to, còn với những quả nhỏ được giao bán với mức giá 10.000 đồng/5 quả.

Chị Đỗ Thị Hoa, tiểu thương bán hoa quả ở chợ Hà Đông cho biết, chưa có năm nào dứa lại rẻ như năm nay. Mới đầu mùa chị còn bán giá từ 12.000 – 18.000 đồng/quả, nhưng hiện nay chỉ còn 5.000 – 6.000 đồng/quả. So với cùng thời điểm này năm trước thì chỉ được 1/3 giá bán. Tuy nhiên lượng hàng bán ra vẫn rất chậm, do thời điểm này trùng vào vụ thu hoạch của nhiều loại hoa quả như vải, xoài, mít… nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi mua hoa quả. Để tăng lượng hàng bán ra, chị Hoa và các tiểu thương khác đã nảy ra ý định mua máy ép nước về ép nước dứa bán cho khách. "Từ ngày làm món nước dứa ép nguyên chất thì lượng dứa bán ra cũng tăng đáng kể. Trước chỉ bán được khoảng trên dưới 1 tạ quả, nhưng nửa tháng nay, ngày nào tôi cũng bán hết trên 2 tạ quả" - chị Hoa tiết lộ. Giá mỗi chai nước dứa ép chỉ 10.000 - 15.000 đồng/chai tùy loại, nếu bán theo lít giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/lít.

Chị Nguyễn Thị Bích ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa canh tác 1,3ha dứa, chi phí canh tác mỗi ha hơn 200 triệu đồng, nhưng với giá thu mua thấp như hiện nay mỗi ha người nông dân phải chịu lỗ hơn 100 triệu đồng. Hiện giá dứa tại vườn trung bình chỉ từ 1.000 – 3.000 đồng/kg tùy kích cỡ, còn loại quả nhỏ (dứa bi) không có người thu mua. Nguyên nhân khiến giá dứa thấp một phần do dứa được mùa, một phần khác là do diện tích trồng dứa của người dân năm nay tăng hơn so với mọi năm. Bên cạnh đó, năm nay các thương lái Trung Quốc sang thu mua cũng ít hơn.

Hiện trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều tổ chức, cá nhân đứng ra giải cứu dứa cho bà con nông dân. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài cần những giải pháp căn cơ hơn.


Theo Kinh tế đô thị.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay50,971
  • Tháng hiện tại881,698
  • Tổng lượt truy cập92,055,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây