Học tập đạo đức HCM

Giá lợn tăng, lo "đấu" lợn từ Trung Quốc

Thứ hai - 28/05/2018 22:35
Giá lợn hơi tiếp tục tăng mạnh, hiện đã gấp đôi so với thời điểm phải "giải cứu" năm ngoái. Mức giá này hiện ở mức cao so với khu vực và cao hơn rất nhiều so với giá lợn tại Trung Quốc, nên có nguy cơ cao thịt lợn từ Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam.

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 28/5 vẫn giao dịch trong vùng 45.000 – 50.000 đồng/kg, tuy nhiên nhiều nơi đã xuất hiện mức giá 51.000 – 52.000 đồng/kg như tại Thái Bình, Đồng Tháp. Đặc biệt tại Sa Đéc (Đồng Tháp) đã có nơi giao dịch với giá 52.000 đồng/kg.

Đà tăng chưa dừng lại

Giá lợn hơi trên cả nước trong ngày đầu tuần ghi nhận mức tăng nhẹ, tuy nhiên tiếp đà tăng giá của tuần trước, nhiều vùng đã đạt mức 51.000 – 52.000 đồng/kg.

Tại miền Bắc, giá lợn hơi tại Hưng Yên tăng 1.000 đồng lên 50.000 đồng /kg; Thái Bình tăng tương tự lên 51.000 đồng, đặc biệt có nơi đạt 51.500 đồng/kg đối với lợn siêu nạc.

Vùng Điện Biên Phủ, Phú Xuyên, giá lợn hơi 51.000 đồng /kg. Nguồn lợn khan hiếm cũng đưa giá lợn tại Sơn La lên tới 52.000 đồng/kg. Một số hộ chăn nuôi cho biết rất tiếc nuối vì đã hết lợn to để bán trong thời điểm giá đang ở mức rất tốt, cao nhất trong gần 2 năm.

Tại các khu vực còn lại, giá lợn hơi không có nhiều thay đổi, vẫn ở vùng 48.000 – 49.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc nhìn chung được giao dịch trong khoảng 48.000 – 51.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi không có nhiều thay đổi, vẫn dao động trong khoảng 45.000 – 50.000 đồng/kg.

Trong đó, tại Thanh Hóa, Nghệ An: 50.000 đồng/kg; Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế dao động quanh mức 48.000 – 49.000 đồng/kg; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk đạt 46.000 – 47.000 đồng/kg; Bình Định, Khánh Hòa: 45.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi một số thời điểm trong ngày 28/5 đã xuất hiện mức 52.000 đồng/kg như tại Sa Đéc (Đồng Tháp): 50.000 – 52.000 đồng/kg.

Ở các địa phương còn lại, giá lợn hơi không có nhiều thay đổi. Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang đang có mức giá rất tốt: 49.000 đồng/kg; Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Đồng Nai dao động trong khoảng 47.000 – 48.000 đồng/kg; Sóc Trăng, Ninh Thuận đạt 45.000 đồng/kg.

Tại thị trường Tp.HCM, có nơi giao dịch lên tới 51.000 đồng/kg, nhưng tại chợ đầu mối, tình hình buôn bán của thương lái không mấy thuận lợi dù tổng lượng lợn được đưa về chợ là 4.800 con.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết thịt lợn đang khủng hoảng thiếu, do lợn chăn nuôi nông hộ giảm nhiều, có yếu tố tăng giá do tâm lý.

Giá xuất chuồng 45.000 – 46.000 đồng/kg có thể duy trì trong một thời gian nữa, là cơ hội chăn nuôi tái đàn, đầu tư. Tuy nhiên, nếu vượt khung giá trên không phải là điều mừng, mà phát sinh bất ổn.

Trong khi đó, theo ghi nhận, nhiều chủ trang trại lợn ở phía Bắc hiện nghe ngóng thông tin để quyết có xuất chuồng, vào đàn hay không, vì lợn hơi tăng giá từng ngày.

gia-lon-9772-1527526904.jpg

Hiện, giá lợn trong nước chênh khá lớn so với giá lợn tại Trung Quốc: 36.000 – 37.000 đồng/kg tại Trung Quốc so với 45.000 – 50.000 đồng/kg tại Việt Nam.

Lợn ngoại có khả năng tràn vào

Giá cao chưa kịp mừng, nhiều người lại tỏ ra lo lắng khi có thông tin lợn hơi từ Trung Quốc sẽ tràn về.

Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Đoàn Xuân Trúc cho biết trước đây, người chăn nuôi đổ xô nuôi lợn, đặc biệt là lợn mỡ để xuất đi Trung Quốc. Hàng loạt xe lợn xuất qua biên giới mỗi ngày với nỗi lo bị ép giá, thậm chí những lúc cấm biên, lợn phải "quay đầu" bán rẻ vào thị trường nội địa.

Tuy nhiên, hiện nay, thương lái Trung Quốc đã "tập kết" lợn tại biên giới để xuất khẩu số lượng lớn theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam.

"Hiện, thương lái vẫn xuất, nhập trao đổi qua cư dân biên giới, còn lợn từ Trung Quốc đi sâu vào nội địa chưa nhiều, vì chúng ta cũng đã có những biện pháp để kiểm soát", ông Trúc nói.

Nguyên nhân là hiện giá lợn trong nước chênh khá lớn so với giá lợn tại Trung Quốc: 36.000 – 37.000 đồng/kg tại Trung Quốc so với 45.000 – 50.000 đồng/kg tại Việt Nam.

Ngoài ra, theo một phân tích, thói quen ăn uống của người Trung Quốc hiện đang chuyển dần theo hướng giảm ăn thịt như trước đây, nên dự đoán sẽ dư thừa lượng lớn thịt trong thời gian tới.

Ông Dương cảnh báo, do giá trong nước cao nên lợn từ các nước xung quanh, nhất là Trung Quốc, không chỉ lợn hơi, mà có thể là các sản phẩm thịt lợn như thịt lợn sống và thịt lợn đông lạnh sẽ tràn vào Việt Nam.

Hiện nay, để đề phòng tình trạng này, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết đã thông tin tới các địa phương biên giới về yêu cầu tăng kiểm soát việc nhập khẩu tiểu ngạch, tránh tình trạng dẫn tới nguy cơ về dịch bệnh, thị trường đảo lộn.

Tuy nhiên, đại diện cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân không nên găm hàng chờ giá, tạo "sốt ảo".

Người nuôi nên bán lợn khoảng 100 – 120 kg/con là hợp lý, tránh tình trạng khan hiếm giả tạo, gây áp lực "ảo" cho thị trường, nhất là khi những tháng mùa hè nắng nóng, nhu cầu thịt lợn giảm nhiều.

Đồng thời, với kế hoạch mở rộng đàn, người nuôi cũng nên tính toán kỹ tránh vào đàn ồ ạt khi giá con giống đang cao (1,5 triệu đồng/con, cao gấp 3 lần so với thời điểm này năm trước), dẫn đến cung vượt cầu, giá thấp lại thua lỗ nặng.

Trong khi đó, giới phân tích dự đoán đà tăng của giá lợn khó có thể duy trì trong tháng 6. Nguyên nhân là thị trường vẫn còn những mâu thuẫn cung – cầu, giá lợn chưa thể phục hồi như trước.

Lần này, giá lợn tăng có thể là do chiến lược thu mua để lấp đầy chỗ trống trong kho đông lạnh của các công ty. Một khi các kho đã đầy, giá lợn có khả năng sẽ giảm trở lại.

Ông Phạm Đức Bình, Giám đốc công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai), cho biết: "Mức giá lợn hơi 50.000 đồng/kg sẽ rất khó bền vững. Tuy nhiên, giá cả do thị trường điều tiết và rất khó có một cánh tay, tập đoàn nào có thể tạo ra đợt giá tăng như vậy".

Vì vậy, người chăn nuôi nên bố trí lượng lợn giết mổ, tránh tình trạng dư thừa quá mức dẫn đến một đợt giảm giá khác.

Hồng Nhung/http://thoibaokinhdoanh.vn/

 Tags: so với

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,125
  • Tổng lượt truy cập92,030,854
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây