Học tập đạo đức HCM

Giá sả giảm mạnh

Thứ hai - 10/04/2017 06:14
Hiện nay, giá sả ở vùng chuyên canh Tân Phú Đông có giá từ 2.500 - 3.000 đồng/kg, thấp nhất so thời điểm đầu năm đến nay và chỉ bằng 1/3 so cùng kỳ năm trước.

 

Bà con nông dân phân loại sả sau thu hoạch. Ảnh: Nam Thái/TTXVN

Sả mất giá, thiên nhiên khắc nghiệt, hạn mặn gay gắt khiến nông dân Tân Phú Đông đã khó khăn chồng thêm khó khăn. 

Theo chị Lê Thị Túy Vân, cư ngụ tại xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, sả không chỉ mất giá mà việc tiêu thụ hết sức khó khăn. Gia đình chị canh tác 2.000 m2 sả chuyên canh, hiện còn vài trăm kilôgam không bán được, trong khi sả đã quá lứa thu hoạch lại đang chịu đựng thời tiết khô hạn gay gắt, khả năng thất thu 100%. 

Ông Nguyễn Văn Thanh, nông dân ở xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông cho biết, thời điểm này, nhiều trà sả của nông dân địa phương đang vào kỳ thu hoạch rộ. Tuy nhiên, do sả mất giá, thương lái không mua hoặc có mua số lượng không nhiều nên lượng sả trên đồng còn rất lớn. Nếu không kịp thu hoạch thì thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài thiệt hại cho nông dân rất lớn. Cuộc sống bà con sẽ rất khó khăn. 

Huyện Tân Phú Đông hiện có gần 1.500 ha sả chuyên canh, lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Do thích hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, chịu hạn nên sả được đưa vào trồng đại trà trên nền đất nông nghiệp tại địa phương, mở ra một hướng đi mới trong việc phát huy tiềm năng đất đai, lao động trên miền đất nhiễm mặn khó khăn tỉnh Tiền Giang. Với năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha, giá bán có lúc đạt 7.000 đồng/kg trở lên, sả đã giúp cho không ít hộ dân nơi đây dựng nên cơ nghiệp. 

Tuy nhiên, sả thương phẩm hiện nay mất giá thê thảm khiến nông dân địa phương thất thu, lo lắng ảnh hưởng đến sinh kế trong những ngày mùa khô đang vào cao điểm, nắng nóng gay gắt đe dọa sẽ gây nhiều thiệt hại. 

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông đánh giá, thời điểm hiện nay cây sả mất giá cho thấy sự bấp bênh trong đầu ra của nông sản hàng hóa nói chung. 

Từ đó, cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, giải quyết đầu ra cho cây trồng, vật nuôi theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, kết nối “4 nhà”. Đây là lộ trình cần thiết và phải gấp rút thực hiện trong thời gian tới để khắc phục tình trạng trên.
Theo Minh Trí/baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập507
  • Hôm nay81,619
  • Tháng hiện tại817,729
  • Tổng lượt truy cập93,195,393
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây