Học tập đạo đức HCM

Giấy 'khai sinh' cho sản vật Việt

Chủ nhật - 14/02/2016 06:28
Đã là người con đất Việt, ai cũng đều tự hào về mảnh đất quê hương được thiên nhiên ban tặng với vô vàn đặc sản vùng miền.

Từ Hà Giang địa đầu Tổ quốc đến tận cùng đất mũi Cà Mau, ở đâu cũng để lại dấu ấn về những sản phẩm đặc trưng truyền thống.

Nếu như Hà Giang có đặc sản chè Shan Tuyết, cam sành, hồng không hạt, mật ong bạc hà, cơm lam Bắc Mê thì mũi Cà Mau cũng nổi tiếng với lẩu mắm U Minh, chuột đồng sả ớt hay cá lóc nướng trui…

Tự hào là thế, ấy vậy mà việc khẳng định thương hiệu vùng vẫn chưa được mọi người quan tâm. Đây là câu trả lời cho bài toán tại sao đến nay vẫn chỉ có lác đác vài tên tuổi được điểm mặt đặt tên trên bản đồ chỉ dẫn địa lý cho mặt hàng nông sản tại Việt Nam.

Đi tìm lời giải của cụm từ chỉ dẫn địa lý, chúng tôi đã tìm đến ông Đào Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn. Nhâm nhi bên ly cà phê vào một ngày cuối năm, ông Huấn chia sẻ: "Nếu ở Việt Nam chúng ta có nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, chè xanh Mộc Châu thì khi nhắc đến những cái tên như Champagne, Havana, Proto chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những sản phẩm tự nhiên có chất lượng cao trên thế giới.

Những cái tên được nêu ở trên chỉ là một trong vô vàn những sản phẩm đã được khai sinh và mang một giá trị vô hình vượt ra khỏi ranh giới chật hẹp của nó".

Một điều mà bất kỳ ai cũng không thể phủ nhận đó là những sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì thường được biết đến những thương hiệu nổi tiếng và giá trị kinh tế mà nó mang lại bao giờ cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại thông thường.

Chẳng hạn như cũng là một con gà như Đông Tảo chẳng hạn nhưng nếu được chứng nhận chỉ dẫn địa lý có thể được bán cao hơn giá hiện tại gấp nhiều lần. Do đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn trước.

Giấy 'khai sinh' cho sản vật Việt

Thu hoạch cam sành ở huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang). Ảnh: Vũ Sinh-TTXVN

Bên cạnh đó, xét về khía cạnh pháp lý, chỉ dẫn địa lý còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng khác. Điều đầu tiên mà chỉ dẫn địa lý trao lại là quyền ngăn cấm người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.

Mặt khác, bảo hộ chỉ dẫn địa lý để không trở thành một tên gọi chung, làm mất đi tính phân biệt với sản phẩm thông thường khác.

Biết là thế nhưng cái khó bó cái khôn khiến việc khai sinh cho một sản vật vùng miền vẫn chỉ nằm trong tiềm thức. 
Vấn đề này cũng đã được nhiều địa phương trăn trở, nhiều cuộc hội thảo cũng đã được tổ chức để bổ sung kiến thức cho cán bộ và lãnh đạo các tỉnh trước thềm hội nhập nhưng xem ra vẫn dậm chân tại chỗ.

Người dân mới chỉ ý thức tìm những giống tốt, ghép cành bói quả hay học hỏi thêm kinh nghiệm hay để biến những đặc sản vùng miền đã ngon lại nổi tiếng hơn.

Tuy nhiên, với kiến thức ít ỏi nên sản phẩm làm ra chỉ tập trung bán lại cho lái buôn hay một công ty thu gom nào đó để thu lời khiến sản vật địa phương bị lợi dụng danh tiếng gây mất lòng tin với người tiêu dùng.

Chính từ những vụ lình xình trước đó mà Bắc Giang và Nam Định đã mở đường để xin được bảo hộ cho quả vải thiều Lục Ngạn và hạt gạo tám xoan Hải Hậu.

Nhìn nhận về vấn đề chỉ dẫn địa lý, ông Tạ Quang Minh Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho rằng: Tuy vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý là tương đối mới đối với Việt Nam, nhưng trong thực tế Việt Nam đã thực hiện việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm theo yêu cầu của một số nước đối tác và cũng có yêu cầu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một số mặt hàng nông sản tiêu biểu, có uy tín.

Vì thế, ngoài việc đăng ký theo đúng yêu cầu và thủ tục của nước sẽ bảo hộ khá phức tạp và kéo dài, tới 3 năm như Việt Nam đã đăng ký tại EU cho nước mắm Phú Quốc.

Giấy 'khai sinh' cho sản vật Việt

Đóng chai sản phẩm nước mắm đặc sản tại Công ty TNHH khai thác hải sản và sản xuất nước mắm Phụng Hưng, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc. Ảnh: Đình Huệ-TTXVN

Trong thực tế thương mại quốc tế hiện đại, một số nước đã thỏa thuận về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm cụ thể khi đàm phán các thỏa thuận thương mại, như đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), các hiệp định hợp tác, đối tác...

Việt Nam là nước nông nghiệp có nhiều sản phẩm đặc sản có thể bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà nước rất quan tâm, thúc đẩy hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao danh tiếng, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập của nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực nông thôn….

Chính vì sự quan tâm đó, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý phù hợp với yêu cầu của Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS).

Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển cũng như tên tuổi của các sản vật vùng miền được bảo hộ thì không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhà sản xuất… mà còn đòi hỏi sự đầu tư xứng đáng về thời gian, công sức và tài chính cho việc xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý đối với từng chỉ dẫn địa lý.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất: Để quả bưởi Đoan Hùng, cam sành Bố Hạ, rượu Làng Vân, bánh đa Kế, Mỳ Chũ, gạo thơm Yên Dũng, gốm Thổ Hà…vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp hiện nay cần xây dựng một hệ thống văn bản qui củ về phát triển chỉ dẫn địa lý, qui định rõ vai trò các bộ ngành, nguyên tắc trong qui hoạch vùng, cấp quyền sử dụng, kiểm soát, hỗ trợ nông dân, … về chỉ dẫn địa lý.

Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần được quy định rõ nhằm gắn kết và thúc đẩy hoạt động phát triển chỉ dẫn địa lý với chức năng, nhiệm vụ phát triển nông thôn trong thời gian tới để những đặc sản lâu đời này có được giấy “khai sinh” vươn lên tầm thế giới./.

theo Bnews

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay88,459
  • Tháng hiện tại824,569
  • Tổng lượt truy cập93,202,233
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây