Xuất khẩu gạo tiếp tục khó khăn
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo XK tháng 10/2016 ước đạt 368 nghìn tấn với giá trị đạt 164 triệu USD; tính chung sau 10 tháng, XK gạo ước đạt 4,2 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,9 tỷ USD, giảm 21,2% về khối lượng và 16,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Tình hình XK gạo đang có sự biến động mạnh khi thị trường lớn nhất của gạo Việt là Trung Quốc chỉ đạt 1,35 triệu tấn sau 9 tháng, với kim ngạch đạt 613,8 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và 13,9% về giá trị. Nhu cầu của nhiều thị trường khác như Malaysia, Singapore, Hoa Kỳ, Bờ Biển Ngà… cũng giảm mạnh.
Trái ngược với xu hướng giảm của các thị trường này, 9 tháng đầu năm nay, một số thị trường nhập khẩu (NK) gạo Việt Nam lại đạt mức tăng trưởng khá như Ghana - thị trường NK gạo lớn thứ 2 của Việt Nam (chiếm 11% thị phần) trong 9 tháng qua đã nhập 387.700 tấn gạo, đạt kim ngạch 189,6 triệu USD, tăng 41,8% về khối lượng và 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 4 của Việt Nam (chiếm 8,2% thị phần) đã NK 359.4000 tấn, đạt 142,5 triệu USD, tăng gấp 21,5 lần về khối lượng và 22,5 lần giá trị so với cùng kỳ năm 2015; thị trường Angola tăng gấp 4,4 lần về khối lượng và 3,5 lần về giá trị…
Đặc biệt, một tin vui cho các doanh nghiệp (DN) XK gạo là Philippines đã chính thức cho phép DN NK 293.100 tấn gạo từ Việt Nam, thời điểm giao hàng trước ngày 28/2/2017.
Đề xuất nhiều giải pháp
Để giải quyết những khó khăn trước mắt, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người dân. Văn bản chỉ rõ, Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VFA rà soát tình hình thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, đề xuất giải pháp cụ thể, tích cực nhất để thu mua lúa gạo, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Kim ngạch xuất khẩu gạo giảm mạnh ở thị trường trọng điểm |
Chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân cho hay, để tháo gỡ khó khăn cho XK gạo, điều quan trọng là phải tái cơ cấu ngành này theo hướng tập trung vào các loại gạo có chất lượng; xây dựng thương hiệu cho ngành lúa gạo…
Nhận thức được vấn đề này, bên cạnh việc tích cực thực hiện Đề án “Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với hàng loạt các giải pháp như thi thiết kế logo cho thương hiệu gạo, lựa chọn các giống gạo có chất lượng và tiềm năng để đẩy mạnh sản xuất…
Bộ NN&PTNT đã thông qua Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Với gần 7.000 tỷ đồng được chi trong 5 năm tới, Đề án sẽ tập trung vào những nhiệm vụ lớn như tái cơ cấu và cổ phần hóa các DN nhà nước, trọng tâm là Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) và Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1). Bên cạnh đó, khuyến khích DN tư nhân mở rộng kinh doanh, đầu tư vào ngành lúa gạo bằng các dự án hợp tác công tư (PPP), ưu đãi thuế, vốn vay…
Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 sẽ đặc biệt ưu tiên các DN có vùng nguyên liệu, DN hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến nông, DN kinh doanh vật tư đầu vào có liên kết với nông dân... |
Phương Lan
http://baocongthuong.com.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;