Học tập đạo đức HCM

Hoa "cười", người khóc ngày cuối năm

Thứ ba - 02/02/2016 19:53
Những vườn lay ơn nở sớm phải cắt bỏ, những chậu mai vội nở không chờ xuân sang đã khiến cho những người trồng hoa ở phố núi Pleiku (Gia Lai) "dở khóc dở cười" vì thua lỗ.

Vào những ngày này năm trước, mỗi cây lay ơn được người nông dân trồng hoa ở xã An Phú (TP Pleiku) bán tại vườn với giá 3.000 - 4.000 đồng/cây. Nhưng năm nay, giá lay ơn chỉ còn 10%, tức 3.000 - 4.000 đồng/chục cây. Điều buồn nhất, khi giá lay ơn bán rẻ đã đành, nhưng lượng người mua ít, lay ơn thì đua nhau bung nở sớm khiến người trồng hoa phải nhổ bỏ vì bán không có người mua.

Anh Nguyễn Xuân Tại (thôn 12, xã An Phú) cho biết, gia đình anh sinh sống bằng nghề trồng hoa và rau. Tết năm nào cũng vậy, tất cả những chi tiêu ngày Tết đều dựa vào nguồn thu từ việc bán hoa. Năm nay gia đình anh đầu tư 30 triệu vào vườn hoa lay ơn để bán vào dịp Tết nguyên đán. Nhưng người tính không bằng trời tính, thời tiết năm nay thất thường, nắng nóng nhiều khiến lay ơn nở sớm, gia đình anh cắt lay ơn bán thu lại được 15 triệu đồng tiền gốc, còn lại đều phải nhổ bỏ.

“Mỗi vườn lay ơn chúng tôi trồng mất 3 tháng trời mới thu hoạch được, chúng tôi vất vả chăm hoa để chờ bán vào dịp Tết, nhưng giờ hoa nở sớm, phần lớn hoa đều phải nhổ bỏ, coi như 3 tháng làm không công, vốn cũng bị thâm hụt. Năm nay bị lỗ, nên gia đình tôi dự định không mua sắm gì nhiều cho dịp Tết”, anh Tại chia sẻ.

 

Những ruộng lay ơn nở sớm chuẩn bị phải nhổ bỏ

Bà Nguyễn Bá Khanh, chủ cơ sở thu mua hoa lay ơn ở An Phú cho biết: “Những ngày vừa qua, cơ sở tôi không dám mua thêm vì hoa tồn đọng nhiều chưa nhập được. Nhưng bữa nay có mấy xe đông lạnh về, cơ sở tôi mới dám lấy mỗi ngày thêm 1000 cây để chuyển đi các tỉnh khác tiêu thụ”.

Những người trồng hoa lay ơn cho biết, sở dĩ năm nay hoa lay ơn nở sớm là do năm trước hoa nở muộn, nên năm nay bà con trồng hoa xã An Phú  người nào cũng xuống giống trước từ 10 – 15 ngày nên khi gặp thời tiết nắng ấm, hoa đã nở sớm hơn so với dự định cả nửa tháng khiến nhiều người trồng hoa phải nhổ bỏ sớm.

'Người nhổ bỏ vứt lên bờ, người bứt mang về cho bò'

Người nhổ bỏ vứt lên bờ, người bứt mang về cho bò

Cũng chung “cảnh ngộ” như những người trồng lay ơn, những nhà vườn trồng mai cũng trong tâm trạng điêu đứng khi phần lớn những chậu mai đã vàng rực những ngày trước Tết cả nửa tháng nay.

Anh Trần Văn Bách (Chủ cơ sở Mai cảnh tại thôn 6 An Phú, Gia Lai) cho biết: “Gia đình tôi có 1000 chậu mai, nhưng có khoảng 90% cây mai đã bị nở hoa hết. Trong năm tôi đã đầu tư hơn 40 triệu tiền phân và công chăm tưới, giờ không được mai coi nhưng tiền vụ này mất trắng. Nếu không bán được thì đem về nuôi năm sau bán lại”.

Ông Nguyễn Văn Châu, chủ một cơ sở kinh doanh mai cảnh nằm trên đường Ngô Gia Khảm (TP Pleiku) chia sẻ, cơ sở ông trồng hơn 100 gốc mai, năm nay do thời tiết nắng nóng, mai nở sớm, ông phải tìm mọi cách hãm mai cho kịp tết. Những ngày trước tết, mai được giá, một cây mai uốn cao khoảng 1m50 có giá từ 7 - 10 triệu. Ngoài ra, bên cơ sở còn có dịch vụ cho thuê mai trong 7 ngày tết với tính theo 20 - 30% giá trị của cây.

Nhiều chậu mai vội nở trước Tết
Nhiều chậu mai "vội" nở trước Tết

Giá mỗi chậu mai cở nhỏ giá từ 500- 800 ngàn đồng, các chậu lớn cao hơn 1m thì trên 2 -3 triệu đồng.

Để cứu những cây mai, nhiều nhà vườn tìm đủ mọi cách “kìm” hoa nở chậm lại, như hòa thêm Ure tưới với hy vọng mai sẽ nở chậm lại. Còn những chậu chưa nở hết thì họ có thể cắt bỏ những bông đã nở sớm, dưỡng những nụ hoa còn lại để kịp bán Tết. Không còn cách nào khác, người dân đành cắt bỏ những bông đã trổ sớm, dưỡng những nụ hoa còn lại để bán Tết.

 

Nhà vườn đang cắt tỉa những bông mai nở sớm

“Năm nay hoa nở sớm quá, những chậu hoa đã nở bung thì tôi để chưng tại vườn luôn, vì có mang đi bán cũng không được mà còn tốn thêm chi phí tiền công, tiền bãi. Bây giờ người trồng mai chúng tôi chỉ còn trông chờ vào giá mai nữa thôi”, một người trồng mai than thở.

Theo dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại908,649
  • Tổng lượt truy cập92,082,378
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây