Học tập đạo đức HCM

Khóc ròng bên ruộng rau

Thứ tư - 19/02/2014 23:12

Khóc ròng bên ruộng rau

Xã An Phú thuộc thành phố Pleiku (Gia Lai), nằm cách trung tâm thành phố khoảng trên 10 km. Đây là một trong những vựa rau lớn của tỉnh Gia Lai, với diện tích hằng năm lên tới trên 1.200 ha.

Rau ở đây đủ các loại như bí, dưa, cà chua, mướp đắng, mồng tơi, đậu đỗ các loại… Không chỉ cung cấp trong tỉnh mà rau An Phú còn được chở đi tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung từ Phú Yên đến Thừa Thiên- Huế. Do phù hợp với chất đất và khí hậu nên nghề trồng rau ở đây đã có từ rất lâu, không ít gia đình đã phất lên làm giàu từ ruộng rau nhà mình.

Tuy nhiên năm nay, giá rau rớt thê thảm khiến không ít nhà vườn khốn đốn với ruộng rau của mình. Giá đậu cô- ve trước Tết chỉ được 2.000 đ/kg, sau Tết có nhích lên một tý với giá hiện tại 3.000 đ/kg mua tại vườn. Theo nhiều nông dân ở đây thì giá đó chỉ đủ tiền thuê hái, còn các chi phí khác như giống, phân, điện… xem như mất trắng.


Anh Nguyễn Thanh Tùng đang tưới trên ruộng rau VietGAP

Nông dân Đỗ Thanh Thú có thâm niên trên mười năm trồng rau ở đồng đất thôn 7 xã An Phú này, nói: “Chưa năm nào giá rau xuống thấp như năm nay. Nông dân chúng tôi cứ phải chạy theo thời tiết, chạy theo thị trường mãi, khổ quá!”. Nhà ông Thú có 2 sào cà chua. Vườn cà chua của ông được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, tốt đến trĩu cành, tuy nhiên ông vẫn không vui vì giá quá thấp.

Ông cho biết: Những năm trước, giá cà chua bán được 5.000 đ/kg, với giá như vậy gia đình ông lãi 50 triệu đồng mỗi sào. Còn giá cà chua hiện tại ở vườn là 2.500 đ/kg, riêng cà chua trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của ông được 3.000 đ/kg. Với giá như vậy chỉ đủ trả tiền công thuê hái, do vậy vợ chồng ông không dám thuê người làm mà phải “đánh vật” với 2.000m2 cà chua của nhà mình, mong bỏ công để thu lại chút ít.

Dọc những rãnh giữa hai luống cà chua, ông trồng xen bắp sú để tận dụng phân, nước, tuy nhiên bắp sú đành để già bởi giá xuống quá thấp, có hái cũng không bán được bao nhiêu, “thôi thì để làm phân xanh bón cho vụ sau”- ông Thú nói.

Không riêng gì gia đình ông Thú mà hầu hết người trồng rau ở đây đều lâm vào cảnh tương tự. Nông dân Nguyễn Thanh Tùng (thôn 3 xã An Phú) đang cầm vòi tưới 1,5 sào rau muống và cải cúc của nhà mình. Đây cũng là ruộng rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Anh nói: “Giá rau xuống quá sâu, tiền bán không đủ trả tiền công thuê người làm, chưa nói đến những chi phí khác. Mặc dù vậy nhưng vẫn phải chăm sóc, thu hái cầm chừng để vớt vát chút vốn, bỏ hẳn thì xót quá”.

 

Cũng theo anh Tùng thì mặc dù trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên rau ở đây chỉ có một mình Công ty Hương Đất thu mua với số lượng không nhiều, số còn lại thì bán trôi nổi trên thị trường, chủ yếu là ở chợ đầu mối (chợ đêm) TP Pleiku. Do vậy, rau VietGAP cũng phải bán cùng giá với rau bình thường, mặc dù chi phí ban đầu cao hơn.

 

Công ty TNHH Hương Đất- An Phú đứng chân trên địa bàn xã An Phú. Đây là đơn vị chuyên trồng, sản xuất và kinh rau rau an toàn. Giám đốc Công ty- ông Nguyễn Ngọc Hoàng, cho biết: Công ty liên kết với 14 hộ nông dân trên địa bàn xã, hướng dẫn nông dân sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; đầu tư phân bón; thu mua sản phẩm cho 5 ha của những hộ này. Năm nay giá rau xuống quá thấp, nông dân sản xuất rau bán ra không đủ chi phí.

Năm ngoái, bắp sú bán được 8.000 đ/kg thì năm nay chỉ còn 2.000 đ; với hành lá thì từ 15.000 đ cùng thời điểm năm ngoái, giờ nông dân phải bán tháo với giá 2.000 đ... Ông Hoàng nói: “Mua rau của nông dân với giá thấp như vậy cũng thương bà con lắm, tuy nhiên giá thị trường là vậy, nếu mua cao hơn thì lỗ vốn”.

Do vậy, đến thời điểm này, Công ty mới chỉ “rón rén” thu mua của bà con khoảng vài chục tấn rau, chở đi bán ở các tỉnh miền Trung và bỏ cho một vài siêu thị. Số còn lại, bà con tự bán, hy vọng có thể được giá cao hơn chút ít.

Hy vọng là vậy, nhưng hiện tại, không ít nông dân trồng rau ở An Phú (Pleiku) đang khóc ròng bên ruộng rau nhà mình.

 

Mong muốn lớn nhất của người trồng rau ở An Phú bây giờ là được hỗ trợ giống, phân bón, tiền điện tưới nước để làm vụ sau, nhằm vớt vát chút ít sự thua lỗ trong vụ này.

Đồng thời, bà con cũng đề nghị phải tổ chức những sạp rau để trưng bày và bán sản phẩm rau sạch, không thể lẫn lộn với rau sản xuất bình thường. Ngoài ra, bà con cũng rất cần sự thuận tiện về giao thông để sản phẩm sau thu hoạch được dễ dàng tiêu thụ, không bị tư thương ép giá…

Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,779
  • Tổng lượt truy cập92,011,508
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây