Học tập đạo đức HCM

Mùa vải... đắng

Chủ nhật - 22/06/2014 20:42
Tại các điểm mua, vải thiều Lục Ngạn và vải thiều Thanh Hà được bán khoảng 8.000 đồng/kg, chỉ đủ trả công hái và chi phí chăm sóc.
Mùa vải... đắng
Vải thiều trúng mùa nhưng người dân Lục Ngạn buồn bã - Ảnh: Quang Thế

Vì vậy vải thì ngọt lịm nhưng lại đắng với nông dân.

6g, trên tuyến đường chính chạy qua huyện Lục Ngạn, hàng ngàn người dân lấm lem bùn đất với những sọt vải đỏ mọng, tươi rói cao quá đầu tập trung tại các điểm mua chính như thị trấn Chũ, ngã ba Kép, trung tâm xã Biên Sơn, Hồng Giang... mong sao mở hàng sớm và được giá.

Giá bèo nhưng không thể bỏ cây vải

Khó trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ

Ngoài các hội nghị xúc tiến thương mại, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc tìm các thị trường ở phía Nam cũng như ở nước ngoài về việc tiêu thụ vải thiều từ trước khi bước vào vụ mùa. Tuy nhiên thị trường không thuận lợi, người dân vẫn phải bán cho thương lái. Đặc biệt năm nay sản lượng vải thiều bán sang Trung Quốc giảm so với mọi năm trước đây nên giá cả cũng ảnh hưởng. Để tìm đầu ra cho trái vải, Bắc Giang đã đưa sản phẩm về vải sang chào tại thị trường Nhật Bản và sẽ tiếp tục giới thiệu ở nhiều nước khác.

Ông VŨ ĐÌNH PHƯỢNG
(phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang)

Tại các điểm mua, thương lái đứng ngay giữa đường luôn vẫy tay, thấy xe vải nào đẹp thì gọi vào. Nếu gặp xe vải không ưng ý, các thương lái không hề kỳ kèo mà quay ngoắt đi vẫy xe khác.

Anh Đặng Văn Kỳ (36 tuổi, trú thị trấn Chũ) mệt mỏi: “Chạy mấy điểm mua mà vẫn chưa bán được. Giá họ trả 8.000 đồng/kg thì bèo quá. Tôi cố chạy thêm mấy điểm nữa giá vẫn thế nên phải bán, chứ để lâu quả vải không còn giá”. Cũng như anh Kỳ, ông Nguyễn Hoàng Quân (56 tuổi, thôn Đầm, xã Phượng Sơn) vừa cất “tấm vé giá” vào túi áo nói: “Bán được 9.000 đồng/kg. Chuyến này tôi chở hơn 1 tạ, trừ đầu trừ đuôi cũng bán được 900.000 đồng, không có lãi vì tiền nhân công thuê hái vải 4 người mất 600.000 đồng chưa kể cơm nuôi, còn tiền phân đạm, thuốc trừ sâu nữa”.

Vất vả chăm bón gốc vải, giá lại bấp bênh nhưng người dân nơi đây không nghĩ đến việc phá bỏ cây vải bởi một lẽ giản đơn: họ gắn bó với cây vải hàng chục năm nay và vải từng là cây “hái ra tiền”. Anh Hoàng Viết Dương (38 tuổi, thôn Trại Thượng, xã Hồng Giang) chia sẻ: “Giá bèo nhưng chúng tôi không thể bỏ cây vải bởi chuyển sang trồng cây khác thì không có vốn, không biết kỹ thuật trồng. Mà nếu trồng cây khác thành công, được mùa thì liệu có như cây vải, thị trường mở rộng hơn không?”.

Xây lò sấy rồi bỏ hoang

Trong khi giá trái vải tươi rẻ như bèo, trái vải chín rụng đầy vườn nhưng những lò sấy vải mới xây tại Lục Ngạn bị bỏ không, để rêu mọc. Ông Nguyễn Minh Cường (thôn Trại 3, xã Quý Sơn) cho biết nhà có bốn người, cuộc sống của cả gia đình dựa hết vào gần 1ha trồng cây vải thiều. Các năm trước cho dù vào mùa vải chín rộ cũng không lo vì có máy sấy. Hàng sấy chủ yếu được đưa đi Trung Quốc tiêu thụ với giá cả khá tốt. “Nhưng năm nay họ mua rất ít, giá rất bèo nên chúng tôi không ai sấy nữa, chỉ hái vải tươi rồi mang ra chợ để bán. Thương lái trả giá bao nhiêu thì đành vậy vì vải chín không hái xuống cũng hỏng” - ông Cường nói.

Theo chị Nguyễn Thị Thảo (34 tuổi, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn), để chủ động trong việc bảo quản, mấy năm trước gia đình chị đã vay mượn anh em trong họ hàng để xây một lò sấy. Nhưng hai năm nay giá vải khô rẻ như bèo, trừ tiền công, chi phí sấy thì giá bán chỉ hòa tiền vốn mà không có lợi nhuận nên gia đình chị đành bỏ không lò sấy. “Từ ngày sản phẩm vải khô không bán được, người dân chỉ còn biết hái vải tươi trên cây xuống là mang ra chợ bán luôn. Không tiêu thụ kịp, người dân kéo giãn thời gian thu hoạch, năng suất và chất lượng vải bị giảm, do úng và thối nhiều” - chị Thảo nói.

Bà Nguyễn Thị Tân (xã Phượng Sơn) cho biết người trồng vải không có nhiều lựa chọn, hái rồi phải bán, không bảo quản được. Mấy năm trước vải khô còn được giá, không bán được người dân đem về sấy cũng có ít lãi. “Nhưng hiện nay vải khô chỉ có giá 13.000-15.000 đồng/kg, trong khi cần đến 3 kg vải tươi mới sấy được 1kg vải khô, chưa tính đến những chi phí khác nên càng sấy càng lỗ. Lò sấy đành để không” - bà Tân cho biết

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập516
  • Hôm nay74,087
  • Tháng hiện tại810,197
  • Tổng lượt truy cập93,187,861
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây