Học tập đạo đức HCM

Hậu Giang: Vất vưởng như... rau an toàn

Thứ hai - 23/06/2014 21:18
Mô hình đã phát triển mạnh, sản phẩm rau đã đảm bảo an toàn, nông dân như sắp được bù đắp lại thành quả lao động. Song, do thiếu tính liên kết, thiếu sự tương trợ của doanh nghiệp và nhà nước, sản phẩm rau an toàn của nhà nông vẫn chưa có đầu ra an toàn.

Rau sạch bán giá chợ

Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, toàn huyện Long Mỹ có 3 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn. Sau một thời gian hoạt động các tổ hợp tác (THT) đi vào trì trệ khi đầu ra không ổn định. Người trồng rau không còn mặn mà với rau an toàn vì trồng theo hướng này phải bỏ ra nhiều công sức và chi phí, trong khi sản phẩm bán ra không khác gì rau thường.

Ông Nguyễn Văn Bi - Tổ trưởng Tổ hợp tác rau an toàn ấp 5, thị trấn Long Mỹ cho biết: “Sau 4 năm, các tổ viên vẫn duy trì làm rau an toàn nhưng không còn mặn mà như thời gian đầu. Nhiều người ngao ngán vì sản phẩm làm ra không biết bán ở đâu, rồi cứ đem ra chợ bán như rau bình thường”. Ông Bi cho biết, lúc đầu THT cũng có thành lập điểm bán rau an toàn nhưng không hiệu quả, lỗ vốn rồi nghỉ. “Các tổ viên mong muốn có những điểm bán rau an toàn tập trung hoạt động có hiệu quả để người trồng rau an tâm sản xuất” - ông Bi bộc bạch.

Ông Trần Ngọc Hưởng (Tổ hợp tác rau an toàn ấp 3, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh) than: “Ban đầu tổ có 15 người, nay còn 8 người, đa số các tổ hợp tác ở TP.Vị Thanh đều rơi vào tình trạng tương tự”.

Được biết, rau màu sản xuất theo hướng an toàn có chi phí đầu tư cao (giàn lưới chuyên dụng 20-30 triệu đồng), đòi hỏi người trồng phải bỏ ra nhiều công chăm sóc hơn, theo dõi sát hơn mà sản phẩm làm ra lại không được “đẹp” như các loại rau sử dụng phân thuốc trừ sâu.

Người trồng vẫn tự bơi

Qua tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn sản phẩm rau sản xuất ra do nông dân tự tiêu thụ tại các chợ, ngoài ra không có một điểm bán tập trung chuyên về rau màu an toàn. Nhu cầu của người dân không phải là ít nhưng có 2 vấn đề đặt ra là: Mua rau an toàn ở đâu và cơ sở nào để tin tưởng vào chất lượng rau an toàn?

"Nông dân sản xuất rau màu không phải là người kinh doanh cho nên họ không thể tìm ra được giải pháp tiêu thụ. Cần có giải pháp cụ thể, xây dựng những điểm bán tập trung, có thể liên kết với một doanh nghiệp nào đó”.
Ông Lê Hồng Việt
 
Ông Võ Xuân Tân – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang đánh giá: “Hiện chưa gắn kết được người sản xuất với doanh nghiệp về đầu ra của sản phẩm rau màu sản xuất theo hướng an toàn. Ban đầu, khi đưa mô hình sản xuất vào trong nông dân thì họ được hỗ trợ về kỹ thuật, nhưng đến nay vẫn luôn gặp khó về đầu ra”.

Theo ông Lê Hồng Việt – Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ: “Rau màu sản xuất theo hướng an toàn trong huyện tuy không mới nhưng thực sự chưa tạo được niềm tin trong người tiêu dùng. Trên thực tế, rất khó để phân biệt sản phẩm rau an toàn và rau thường. Khi đem ra bán tại các chợ, sản phẩm rau an toàn khó cạnh tranh được với các loại rau thông thường vì giá cả cao hơn.

Theo danviet.vn
 Tags: an toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại824,375
  • Tổng lượt truy cập88,179,445
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây