Học tập đạo đức HCM

Người nông dân đã vui trở lại

Thứ tư - 23/04/2014 04:51
Tại thời điểm này, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long vui về giá cả những sản phẩm chủ lực như hạt lúa, con cá tra, con tôm đã tăng trở lại.
Vui từ cây lúa, con cá, con tôm…
 
Nhóm lúa đặc sản, lúa thơm, lúa chất lượng cao chiếm ưu thế
 
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang, vụ Đông Xuân 2013-2014, toàn tỉnh xuống giống trên 77.800 ha, đạt trên 100% kế hoạch. Đến nay, các diện tích lúa trên đã thu hoạch dứt điểm với năng suất bình quân đạt trên 7,2 tấn/ha (tăng 3 tạ/ha so với cùng kỳ năm ngoái), sản lượng đạt trên 562.000 tấn. Trong đó, nhóm lúa đặc sản, lúa thơm, lúa chất lượng cao chiếm 66,5% và lúa thường chiếm 33,5%.
Vài năm trở lại đây, điệp khúc được mùa rớt giá cứ đeo đẳng người dân vùng sông nước Cửu Long. Những sản phẩm là chủ lực của vùng như, lúa, cá, tôm có lúc đã "rớt đáy”. Nhưng gần tháng nay, những sản phẩm này bỗng nhiên "tăng nhiệt” trở lại, bà con hồ hởi và mong muốn niềm vui này sẽ được kéo dài. 
 
Đến thời điểm này, ĐBSCL cơ bản đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân 2014. Khoảng gần 1 tháng nay giá lúa thu đông đã tăng trở lại, mặc dù mức độ tăng vẫn chưa cao. Cụ thể ở Sóc Trăng, giá lúa tươi loại thường được thương lái mua tại ruộng có giá từ 4.700 – 5.000 đồng mỗi kg tùy theo loại, cao hơn từ 200-250 đồng mỗi kg so với thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3. Riêng lúa cao sản ST20 và ST5 đã được các doanh nghiệp, công ty bao tiêu có giá ổn định hơn từ 6.700 đồng – 7.600 đồng mỗi kg. Ở Hậu Giang, khoảng tháng 2 giữa tháng 3, người dân "khóc ròng” vì giá lúa giảm mạnh, nhiều người dân đã đánh liều neo lúa không bán, nên giai đoạn này giá lúa đã "nhích” lên ai cũng mừng. Anh Lê Văn Tâm, ở ấp 1, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thu hoạch gần một ha lúa (giống IR 50404), cho biết: "Đầu vụ, giá lúa đứng ở mức 4.600 - 4.700 đồng/kg thấy ham. Nhưng sau khi thu hoạch, giá lúa bất ngờ giảm còn 4.200 đồng/kg. Tôi chỉ bán một ít trang trải còn lại sấy lúa khô, giờ giá lên 5.100 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cuối tháng 3, mặc dù không tăng là bao nhưng cũng thấy mừng lắm…”
 
Theo ông Võ Thanh Phong, thương lái ở huyện Vị Thủy, Hậu Giang, lúa tươi không còn nữa, hiện nay giá lúa khô IR 50404 ở nông dân có giá 5.100 đồng/kg, còn giá lúa OM 5451 khô có giá 5.700 đồng/kg tăng khoảng 200 đến 300 đồng/kg. Mặc dù giá có tăng nhưng vẫn chưa "ngon” vì thời gian qua vật giá cái gì cũng tăng. "Tôi nghe nói Chính phủ mới ký được hợp đồng tiêu thụ lúa với Philipin nên giá lúa có nhích lên đáng kể, nhưng hiện nay người dân lại không muốn bán, đang neo lúa để chờ giá cao hơn”, ông Phong nói.
 
Còn ông Đặng Văn Ngôn, ngụ tại xã Thới An, quận Ô Môn vừa mới thu hoạch một ao cá tra, bán được 150 tấn, giá 25.000 đồng/kg, 1kg lời được trên dưới 3.000 đồng. Ông Ngôn vui mừng hi vọng giá cá tra sẽ tiếp tục tăng nữa, vì ông còn 1 ao khoảng 150 tấn, khoảng 2 đến 3 tháng nữa là thu hoạch.
 
 
Niềm vui khi lúa lên giá...
 
Nhưng khi giá cá tra tăng trở lại, lợi nhuận từ 3.000 đồng/kg trở lên thì người dân cảm thấy tiếc khi không có cá để bán. Tuy thế ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ vẫn cảnh báo: "Mặc dù giai đoạn này giá cá tra có tăng, nhưng người nông dân không nên mở rộng vùng nguyên liệu vì nếu mở nhiều sẽ tái diễn tình trạng dư thừa như trước đây. Và khi đó giá cá sẽ lại sẽ giảm mạnh”.
 
Giống con cá, từ giữa năm 2013 đến nay giá tôm liên tục lên cơn "sốt”. Có lúc tôm sú loại 20 con/kg giá vượt mức 300.000 đồng/kg, còn tôm thẻ chân trắng cũng nhảy vọt lên 150.000 - 200.000 đồng/kg… 
 
Trợ lực kịp thời cho người nông dân
 
Thông tin từ Sở NN&PTNT các tỉnh thành ĐBSCL, 3 năm qua người nuôi cá tra lỗ nặng do giá thấp, chỉ 21.000 - 22.000 đồng/kg, trong khi chi phí giá thành trung bình 23.000 đồng/kg. Vì thế hàng loạt hộ ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long… buộc phải treo ao, treo hầm, ngưng sản xuất. Thống kê sơ bộ, 3 tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi giảm so với cuối năm 2013. Tại Vĩnh Long diện tích nuôi cá tra giảm 2,3% xuống còn khoảng 421 ha; còn ở Đồng Tháp diện tích cũng giảm 2,9% còn khoảng 1.052 ha…
 
 
... và con cá tra lên giá
 
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra, trong đó có quy định rõ về việc xử lý đối với các khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, HTX nuôi tôm và cá tra gặp khó trong sản xuất, kinh doanh. Quyết định này đã giúp cho hàng triệu hộ nuôi tôm và cá tra ở ĐBSCL gỡ khó để vực dậy nghề nuôi thủy sản ảm đạm thời gian qua. 
 
Cũng theo nhận định của các chuyên gia, việc Chính phủ kịp thời cơ cấu lại nợ, cho vay mới đối với người nuôi tôm và cá tra là rất cần thiết bởi hiệu quả kinh tế của lĩnh vực này rất cao. Theo tính toán, 1 ha ao nuôi cá tra đạt năng suất trung bình 500 tấn cá, chỉ cần lời 2.000 đồng/kg như hiện nay thì đã thu về mức lợi nhuận "khủng” tới 1 tỷ đồng/ha. Đối với con tôm nuôi nếu trúng giá cũng đạt lợi nhuận rất cao từ 1,2 - 1,5 tỷ đồng/ha. Trong khi lúa Đông Xuân nếu trúng mùa trúng giá thì lợi nhuận cũng chỉ ở mức 30 - 35 triệu đồng/ha. 
 
Một tin vui nữa đến với bà con nông dân vùng ĐBSCL là, tới đây Bộ NN-PTNT sẽ điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển thủy sản. Theo đó giai đoạn từ năm 2011 - 2015 tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực thủy sản là 7,0% thì giai đoạn từ 2016 - 2020 sẽ được nâng lên hơn 10% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 sẽ ổn định sản lượng tôm nuôi khoảng 700.000 tấn, cá tra từ 1,8 - 2 triệu tấn. Phát triển vùng nuôi tôm và cá tra theo hướng công nghiệp, tập trung sử dụng công nghệ cao, nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP… đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc…
 
Tuy nhiên, bài học về những rủi ro đối với con cá, con tôm cho thấy, song hành với việc cơ cấu lại nguồn vốn thì cần gấp rút tổ chức sản xuất theo hướng liên kết các khâu trong chuỗi giá trị. Xây dựng mô hình hợp tác chặt chẽ giữa người nuôi với doanh nghiệp, thông qua sự hỗ trợ của ngành chức năng và ngân hàng. Và phải xác định được doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm phải giữ vai trò đầu tàu trong mô hình liên kết này.
 
Quốc Trung
theo ddk.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,527
  • Tổng lượt truy cập92,576,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây