Học tập đạo đức HCM

Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc tăng mạnh: Lộ rõ nghịch lý

Thứ ba - 17/09/2013 22:09
Trong khi xuất khẩu nông sản đang giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị kim ngạch thì nhập khẩu một số loại nông sản đầu vào của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) trong 8 tháng qua lại tăng hơn 41%. Đây là nghịch lý bởi người chăn nuôi đang phải bỏ trống chuồng vì thua lỗ.

Ồ ạt nhập khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 8/2013, cả nước chi 318 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TACN, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 8 tháng qua lên 2,09 tỷ USD, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam là Argentina, Ấn Độ, Mỹ, Italia, Thái Lan, Trung Quốc…

Khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 8 ước đạt 35.000 tấn, giá trị kim ngạch 23 triệu USD, lũy kế khối lượng nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm ước đạt 897.000 tấn, trị giá 547 triệu USD. Khối lượng ngô nhập khẩu tháng 8 đạt 227.000 tấn, tiêu tốn 65 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu ngô 8 tháng qua lên 1,34 triệu tấn, giá trị kim ngạch 432 triệu USD, tăng 18,9% về khối lượng và 24,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. 

Ông Mai Văn Chung, Giám đốc thu mua của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam cho biết: “Tôi vừa ký đơn hàng nhập khẩu 80.000 tấn ngô, dự kiến về đến nhà máy vào tháng 10/2013. Lượng nguyên liệu này sẽ đủ cho nhà máy của Japfa sản xuất hết tháng 3/2014. Đây là đợt nhập nguyên liệu lớn nhất của Japfa từ trước tới nay”. 

Theo ông Chung, bình quân mỗi tháng Japfa cần 16.000 - 17.000 tấn ngô. Thông thường nhu cầu cho sản xuất đến đâu thì nhập đến đấy nhưng năm nay nhập nhiều vào thời điểm này vì giá ngô ở châu Mỹ quá rẻ. Vào thời điểm tháng 6/2013, giá ngô nhập từ Argentina, Brazil là 310 - 320 USD/tấn (giá CIF về đến cảng Hải Phòng) nhưng nay chỉ còn 245-250 USD/tấn; đưa về đến nhà máy, cộng tất cả các chi phí phát sinh thì chỉ đến 6.000 đồng/kg. Trong khi giá ngô tại Sơn La là 6.200 đồng/kg. 

Thời điểm này các doanh nghiệp đang ồ ạt ký kết hợp đồng nhập khẩu ngô. Và khi đã nhập gần đủ nguyên liệu cho sản xuất thì họ sẽ giảm thu mua ngô trong nước, đẩy người trồng ngô vào cảnh lao đao. 

Lý giải vì sao không thu mua ngô trong nước mà lại thích nhập khẩu, ông Chung cho biết, ngô nhập khẩu được sấy khô đến mức tối ưu, độ ẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 14-15%, trong khi bà con vùng cao không có kinh nghiệm bảo quản, nguồn hàng đạt chất lượng theo yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến rất ít. Ngô của dân chủ yếu dự trữ tại các lán nên tỷ lệ hỏng, mốc cao. Thu mua ngô từ nông dân đến nhà máy chế biến phải qua tay nhiều thương lái, chưa kể chi phí vận chuyển lớn. Mặt khác, ngô trước khi giao cho nhà máy chế biến phải sấy khô, trọng lượng chỉ còn 2/3. Bởi vậy, nếu thu mua từ nông dân với giá 5 triệu đồng/tấn thì khi về đến nhà máy chế biến, giá thành lên tới 6,7 triệu đồng/tấn. 

Ông Vũ Hồng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi CP cho biết, các công ty chế biến TACN lớn không thể mua trực tiếp từ nông dân, vì mỗi lô nguyên liệu cần nhập hàng chục nghìn tấn. Doanh nghiệp không có nhân lực để thu gom của từng hộ, mặt khác thu mua trực tiếp từ nông dân thì không có hóa đơn thuế giá trị gia tăng, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc quyết toán thuế nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, họ bắt buộc phải mua từ các đại lý chuyên kinh doanh ngô nhưng mua của đại lý, giá về đến nhà máy đã lên đến gần 7 triệu đồng/tấn. 

Bất hợp lý 

Trái ngược với xu hướng giảm giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, giá các loại TACN ở Việt Nam vẫn chưa chịu giảm. Theo lý giải của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, sở dĩ giá trong nước chưa giảm là vì các nhà máy vẫn đang sản xuất bằng nguồn nguyên liệu nhập về từ lúc giá còn đang cao, còn nguồn nguyên liệu đã giảm giá hiện mới đang hoặc bắt đầu về Việt Nam. Dự báo phải tới tháng 10 - 11, giá TACN mới có thể giảm nhưng sẽ không nhiều (tối đa chỉ giảm 5% so với giá hiện nay) vì hầu hết các doanh nghiệp không muốn chia sẻ lợi nhuận. 

Trong ngành TACN vẫn đang tồn tại nhiều nghịch lý. Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn của thế giới nhưng mỗi năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn ngô và đậu tương. Vào thời điểm này năm ngoái, Cục Chăn nuôi và Cục Trồng trọt đưa ra chủ trương kiến nghị cho giảm bớt xuất khẩu gạo để chuyển sang làm nguyên liệu sản xuất TACN. Đề xuất đó khi ấy vấp phải sự phê phán của các doanh nghiệp chế biến TACN với lý do, dùng gạo thay ngô sẽ không kinh tế, làm tăng giá thành sản xuất vì gạo đắt hơn ngô. Năm nay, giá gạo xuất khẩu và giá lúa xuống thấp, phương án dùng gạo thay ngô có vẻ hợp lý về mặt kinh tế thì lại không thấy ai nhắc tới. Điều này cho thấy, đó chỉ sáng kiến theo kiểu “đánh trống bỏ dùi” của các cơ quan chức năng. Sự kết nối giữa đầu ra của ngành trồng trọt và đầu vào của ngành chế biến TACN dường như bị bỏ trống, đứt đoạn, dẫn đến bài toán hiệu quả xuất - nhập khẩu nông sản vẫn chưa có lời giải. 

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu chưa giải được bài toán này, cho dù có tăng diện tích trồng ngô và đậu tương thì tình trạng nhập khẩu các nông sản này vẫn không giảm, nông dân trong nước vẫn khó tiêu thụ được sản phẩm. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần xây dựng chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống bảo quản nông sản sau thu hoạch, phân phối đảm bảo sự ổn định của thị trường, tính năng động, kịp thời của hệ thống thương mại của nhóm nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến TACN. Và nhất là hỗ trợ người dân nâng cao năng suất ngô, đậu tương để hạ giá bán.

Chu Khôi

Theo KTNT

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập717
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại783,188
  • Tổng lượt truy cập93,160,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây