Học tập đạo đức HCM

Nông dân vàng mắt tìm đầu ra cho cây nghệ

Thứ năm - 28/09/2017 03:34
Nghệ đã đến kì thu hoạch nhưng nhiều người vẫn phải kéo dài thời gian trồng để già củ và tranh thủ tìm đầu ra cho khâu tiêu thụ.

Bài học tìm đầu ra cho chanh dây, bí xanh của nông dân Gia Lai chưa hết nóng, người dân nơi đây lại tiếp tục đối mặt với nguy cơ không có đầu ra cho cây nghệ sắp đến kỳ thu hoạch.

Cách đây 2 năm, trong lúc loay hoay tìm loại cây luân canh khi hồ tiêu đang chết hàng loạt, anh Đặng Viết Hoàng, ở thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh quyết định chọn nghệ vàng bởi năng suất cao, công chăm sóc ít, chi phí sản xuất thấp.

gia lai nong dan lai vang mat tim dau ra cho cay nghe hinh 1
Hiện người dân thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh gặp khó khăn trong tiêu thụ củ nghệ.

Vụ đầu thắng lớn, 1 ha nghệ anh Hoàng thu về 16 tấn củ, thu lợi gần 200 triệu đồng nhờ toàn bộ sản phẩm được bà con quanh vùng mua về làm giống. Rất nhanh chóng, phong trào trồng nghệ tại Chư Pưh bùng nổ. Bản thân anh Hoàng, cũng mở rộng diện tích nghệ lên gần 3 ha. Đến nay, đã tới kỳ thu hoạch, nhưng anh đứng ngồi không yên vì không biết bán sản phẩm cho ai.

“Nghệ đã đến kì thu hoạch, nhưng nhiều người vẫn phải kéo dài thời gian để già củ và tranh thủ tìm đầu ra cho khâu tiêu thụ. Từ trước tới nay, do trồng nghệ tự phát nên chưa từng có công ty nào đứng ra bao tiêu sản phẩm, vì thế tiêu thụ nghệ giờ gặp khó. Nghệ già giá bình quân năm 2016 từ 12.000 – 13.000 đồng, cuối vụ từ 15.000 – 17.000 đồng. Nếu giá như năm trước người trồng sẽ có lãi trên 200 triệu/ha, năm nay ước trung bình chỉ thu từ 50 – 70 triệu đồng/ha vẫn là khó”, anh Hoàng chia sẻ.

Cùng nỗi lo như gia đình anh Hoàng, nhiều hộ dân ở xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh đã chủ động tìm đến các thương lái nông sản tại địa phương để chào bán sản phẩm. Nhưng bản thân các thương lái cũng chưa từng thu mua và tiêu thụ nghệ bao giờ nên nông dân càng bế tắc.

Tốn thời gian hơn 9 tháng, chi phí sản xuất không dưới 40 triệu đồng/ha, nếu không tìm được đầu ra cho sản phẩm, thì thiệt hại đối với nông dân Chư Pưh sẽ là con số không nhỏ.

Ông Nguyễn Liệu, ở thôn Thủy Hà, xã Ia Blứ đã tính tới việc tự xay nghệ thành bột để dùng và bán dần. “Nghệ trồng ổn định hơn cây bắp nhưng khó khăn đầu ra và giá cả không ổn định. Nếu mức giá thấp như hiện nay, người trồng nghệ sẽ không đủ công, chỉ đủ mua giống trồng lại nên gia đình tính xay làm tinh bột dùng trong gia đình”, ông Liệu chia sẻ.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, hiện nay, toàn huyện có gần 100 ha nghệ vàng đã đến kỳ thu hoạch củ. Trong đó, các xã Ia Blứ, Ia Hla, Ia Phang là những nơi có diện tích lớn nhất.

Toàn bộ nghệ được trồng ồ ạt, theo phong trào bởi tin vào những thông tin nông dân tự truyền miệng về những nhà máy chế biến nghệ ở tỉnh này, tỉnh kia đang thiếu nguyên liệu. Trên thực tế, những hộ đã từng bán được nghệ ở địa phương chủ yếu là bán giống tại chỗ, chưa từng bán cho doanh nghiệp hay thương lái nào.

Vừa hi vọng, vừa lo lắng về loại cây dược liệu mới này, ông Nguyễn Văn Khanh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh cho biết, cây nghệ đã được xếp vào cây dược liệu, Chính phủ khuyến khích phát triển. Qua đánh giá sơ bộ, cây nghệ tương đối phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn.

“Tuy nhiên, do đầu ra chưa rõ ràng, trên địa bàn tỉnh cũng chưa có nhà máy nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Huyện cũng đã tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích trồng nghệ. Hiện tại, nếu tỉnh, Nhà nước có chính sách phát triển một cách bài bản, cây nghệ sẽ mở ra những hướng mới để chuyển đổi cây trồng trên địa bàn huyện”, ông Khanh cho biết.

Câu chuyện tìm đầu ra cho nông sản ở Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung không phải là mới khi chỉ cách đây vài tháng, nông dân đã điêu đứng vì không tiêu thụ được bí xanh, sắn, chanh dây.

Điểm chung ở đây là việc nông dân chưa tìm hiểu kỹ thị trường, đơn vị bao tiêu sản phẩm đã vội vàng chạy đua mở rộng diện tích. Sẽ không ai dám chắc rằng đây chưa phải bài học cay đắng cuối cùng, nếu như ngành chức năng địa phương vẫn chưa phát huy vai trò định hướng, chỉ đường cho nông dân./.

Bài học tìm đầu ra cho chanh dây, bí xanh của nông dân Gia Lai chưa hết nóng, người dân nơi đây lại tiếp tục đối mặt với nguy cơ không có đầu ra cho cây nghệ sắp đến kỳ thu hoạch.

Cách đây 2 năm, trong lúc loay hoay tìm loại cây luân canh khi hồ tiêu đang chết hàng loạt, anh Đặng Viết Hoàng, ở thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh quyết định chọn nghệ vàng bởi năng suất cao, công chăm sóc ít, chi phí sản xuất thấp.

gia lai nong dan lai vang mat tim dau ra cho cay nghe hinh 1
Hiện người dân thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh gặp khó khăn trong tiêu thụ củ nghệ.

Vụ đầu thắng lớn, 1 ha nghệ anh Hoàng thu về 16 tấn củ, thu lợi gần 200 triệu đồng nhờ toàn bộ sản phẩm được bà con quanh vùng mua về làm giống. Rất nhanh chóng, phong trào trồng nghệ tại Chư Pưh bùng nổ. Bản thân anh Hoàng, cũng mở rộng diện tích nghệ lên gần 3 ha. Đến nay, đã tới kỳ thu hoạch, nhưng anh đứng ngồi không yên vì không biết bán sản phẩm cho ai.

“Nghệ đã đến kì thu hoạch, nhưng nhiều người vẫn phải kéo dài thời gian để già củ và tranh thủ tìm đầu ra cho khâu tiêu thụ. Từ trước tới nay, do trồng nghệ tự phát nên chưa từng có công ty nào đứng ra bao tiêu sản phẩm, vì thế tiêu thụ nghệ giờ gặp khó. Nghệ già giá bình quân năm 2016 từ 12.000 – 13.000 đồng, cuối vụ từ 15.000 – 17.000 đồng. Nếu giá như năm trước người trồng sẽ có lãi trên 200 triệu/ha, năm nay ước trung bình chỉ thu từ 50 – 70 triệu đồng/ha vẫn là khó”, anh Hoàng chia sẻ.

Cùng nỗi lo như gia đình anh Hoàng, nhiều hộ dân ở xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh đã chủ động tìm đến các thương lái nông sản tại địa phương để chào bán sản phẩm. Nhưng bản thân các thương lái cũng chưa từng thu mua và tiêu thụ nghệ bao giờ nên nông dân càng bế tắc.

Tốn thời gian hơn 9 tháng, chi phí sản xuất không dưới 40 triệu đồng/ha, nếu không tìm được đầu ra cho sản phẩm, thì thiệt hại đối với nông dân Chư Pưh sẽ là con số không nhỏ.

Ông Nguyễn Liệu, ở thôn Thủy Hà, xã Ia Blứ đã tính tới việc tự xay nghệ thành bột để dùng và bán dần. “Nghệ trồng ổn định hơn cây bắp nhưng khó khăn đầu ra và giá cả không ổn định. Nếu mức giá thấp như hiện nay, người trồng nghệ sẽ không đủ công, chỉ đủ mua giống trồng lại nên gia đình tính xay làm tinh bột dùng trong gia đình”, ông Liệu chia sẻ.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, hiện nay, toàn huyện có gần 100 ha nghệ vàng đã đến kỳ thu hoạch củ. Trong đó, các xã Ia Blứ, Ia Hla, Ia Phang là những nơi có diện tích lớn nhất.

Toàn bộ nghệ được trồng ồ ạt, theo phong trào bởi tin vào những thông tin nông dân tự truyền miệng về những nhà máy chế biến nghệ ở tỉnh này, tỉnh kia đang thiếu nguyên liệu. Trên thực tế, những hộ đã từng bán được nghệ ở địa phương chủ yếu là bán giống tại chỗ, chưa từng bán cho doanh nghiệp hay thương lái nào.

Vừa hi vọng, vừa lo lắng về loại cây dược liệu mới này, ông Nguyễn Văn Khanh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh cho biết, cây nghệ đã được xếp vào cây dược liệu, Chính phủ khuyến khích phát triển. Qua đánh giá sơ bộ, cây nghệ tương đối phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn.

“Tuy nhiên, do đầu ra chưa rõ ràng, trên địa bàn tỉnh cũng chưa có nhà máy nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Huyện cũng đã tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích trồng nghệ. Hiện tại, nếu tỉnh, Nhà nước có chính sách phát triển một cách bài bản, cây nghệ sẽ mở ra những hướng mới để chuyển đổi cây trồng trên địa bàn huyện”, ông Khanh cho biết.

Câu chuyện tìm đầu ra cho nông sản ở Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung không phải là mới khi chỉ cách đây vài tháng, nông dân đã điêu đứng vì không tiêu thụ được bí xanh, sắn, chanh dây.

Điểm chung ở đây là việc nông dân chưa tìm hiểu kỹ thị trường, đơn vị bao tiêu sản phẩm đã vội vàng chạy đua mở rộng diện tích. Sẽ không ai dám chắc rằng đây chưa phải bài học cay đắng cuối cùng, nếu như ngành chức năng địa phương vẫn chưa phát huy vai trò định hướng, chỉ đường cho nông dân./.

Nguyễn Thảo/VOV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay75,556
  • Tháng hiện tại906,283
  • Tổng lượt truy cập92,080,012
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây