Học tập đạo đức HCM

Nông sản ế ẩm, rớt giá hàng loạt: Lại đổ lỗi cho... quy hoạch

Thứ ba - 14/04/2015 03:34
Tại thời điểm này, khi bước vào vụ thu hoạch rộ dưa cũng là lúc bà con nhiều tỉnh miền Trung lâm vào cảnh khóc ròng vì điệp khúc “được mùa, mất giá”. Lỗi chính ở đây, theo cơ quan chức năng, vẫn là muôn thuở: Do không có quy hoạch hoặc vì chính bà con tự phá vỡ quy hoạch.

Bò cũng ngán ăn dưa

Trưa 12.4, dẫn chúng tôi ra ruộng dưa hơn 4 sào của gia đình mà quả đã quá thời gian thu hoạch 3 ngày, nhưng chưa bán được, nhiều quả thối ruột, anh Võ Phiên (42 tuổi, ở thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) lắc đầu: “Thương lái thì gọi hoài nhưng không ai đến. Thôi đành bỏ thối vậy. Mấy ngày trước thì còn hái về cho gia súc ăn. Thế nhưng ăn liên tục và quá nhiều nên giờ 4 con bò của tui thấy dưa cũng ngó lơ”.

Nong san e am, rot gia hang loat: Lai do loi cho... quy hoach
Quá thời gian thu hoạch mà vẫn chưa tìm được người mua, người nông dân đành bỏ dưa hấu chín thối ngoài ruộng. Ảnh: Công Xuân
Mấy năm gần đây, người dân Đức Phổ chỉ chọn trồng 2 giống dưa hấu là hắc mỹ nhân (3-4kg/quả trở lại) và hồng long (4 kg/quả trở lên). Hiện dưa hắc mỹ nhân thỉnh thoảng thương lái còn mua với giá 1.500 đồng/kg, còn dưa hấu hồng long cả thương lái mua đi xuất khẩu và bán trong nội địa đều xua tay.

Ông Võ Tấn Hồng- Chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh, cho biết: “Trong số 50ha dưa hấu ở địa phương, có nửa diện tích quá thời gian thu hoạch nhưng vẫn chưa có người mua. Một số ít dù may mắn bán được thì giá là 1.200 đồng/kg. Tính năng suất bình quân của vụ dưa năm nay là 2 tấn/sào thì tổng lượng dưa đang ứ đọng của Tịnh Hiệp là cả 1.000 tấn”. Ông Hồng cho biết: “Đây là loại cây trồng không nằm trong cơ cấu, chính quyền nhiều lần khuyến cáo không nên mở rộng diện tích trồng dưa. Vì vậy khi xảy ra tình trạng bán dưa không được như hiện nay, chính quyền cũng không có giải pháp hỗ trợ nào”.

Trao đổi với NTNN, ông Dương Văn Tô – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, theo số liệu ước tính ước diện tích dưa toàn tỉnh năm nay đạt khoảng 1.500ha, với sản lượng trung bình khoảng 25-40 tấn/ha tuỳ vào việc người dân canh tác dưa quả nhỏ hay quả to, thì tổng sản lượng dưa cần tiêu thụ có thể lên tới từ 36.000 - 60.000 tấn dưa, là một con số quá lớn.

Ông Tô cũng thừa nhận: “Do sản phẩm dưa là hoa quả và tỉnh hiện không có thông tin gì về thị trường nên không thể đưa ra định hướng hay quy hoạch sản xuất mà chủ yếu là do bà con tự trồng. Trước mắt, chúng tôi cũng chỉ đưa ra được giải pháp là kêu gọi đoàn thanh niên và các cơ quan công sở hỗ trợ tiêu thụ dưa cho người dân và hướng dẫn người dân trồng rải vụ, để thu hoạch rải ra, tránh tập trung thu hoạch cùng một lúc, dẫn tới bị ép giá”.

Do dân xé rào quy hoạch?

Quan điểm
Ông Trần Xuân Định
Chúng tôi đã rà soát lại một số loại cây trồng, dựa trên tính toán về khí hậu, chất đất và đặc biệt là thị trường để đưa ra định hướng, quy hoạch cụ thể. Nếu quy hoạch không gắn được với thị trường thì câu chuyện “được mùa, mất giá” sẽ cứ đến hẹn lại lên.
Ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phân tích, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới câu chuyện các mặt hàng nông sản như thanh long, dưa hấu, hành tây… bị mất giá như thiếu thông tin về thị trường, dẫn tới chưa có quy hoạch cụ thể hoặc có quy hoạch nhưng các địa phương vẫn “xé rào” vượt quy hoạch. Đối với mặt hàng dưa hấu, hiện hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhưng mấy năm gần đây người Trung Quốc cũng tìm sang Lào, Campuchia thuê đất trồng dưa với số lượng lên tới hàng trăm nghìn ha. Trong khi, dưa hấu có năng suất rất cao, một sào Bắc Bộ có thể trồng 250 cây với sản lượng khoảng 1,5 tấn dưa (40 tấn/ha); nên khi bước vào thu hoạch cùng một lúc, sản lượng sẽ rất lớn…

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, chúng ta xuất phát điểm từ khi đổi mới là nước thiếu lương thực, nông dân còn nghèo, chỉ tập trung vào làm sao đủ no. Khi hội nhập thị trường mạnh mẽ hơn, rõ ràng câu chuyện phải chuyển sang thị trường, chế biến, bảo quản sau thu hoạch cần phải được tính đến. Kèm theo đó là không chỉ có nông dân mà phải có cả doanh nghiệp, họ mới bắt được tín hiệu tốt nhất, cả tín hiệu thị trường cũng như chế biến và bảo quản.

Do đó, theo ông Tuấn, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hội nhập mạnh mẽ và tham gia vào nhiều “sân chơi” chung với mức thuế của rất nhiều mặt hàng về 0%, trong đó có rất nhiều mặt hàng nông sản. Khi đó, nếu không thay đổi, có khả năng chúng ta còn thua ngay cả trên sân nhà, chứ đừng nói đến xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương):

Việc cộng đồng chia sẻ, chung tay góp sức giúp người dân Miền Trung tiêu thụ dưa hấu những ngày qua cũng là những hành động nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trong đó mỗi trái dưa là một tấm lòng, cùng chung tay vì một cuộc sống giàu ý nghĩa.

Với trách nhiệm của mình, Bộ Công Thương cũng đã tìm đầu mối  tiêu thụ dưa ở thị trường Hà Nội hay vải thiều Bắc Giang trước kia. Năm 2014, khi xảy ra tình trạng vải thiều ùn tắc tại khu vực cửa khẩu, Bộ Công Thương cũng đã đứng ra kêu gọi người dân trong nước mua vải ủng hộ nông dân, qua đó đã góp phần tích cực trong việc giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm này trong thời điểm chính vụ. Tuy nhiên, để giúp tiêu thụ nông sản cho nông dân ổn định cần sự phối hợp đồng bộ của rất nhiều bộ ngành, địa phương. Chúng tôi cũng kiến nghị tới các đơn vị, địa phương liên quan cần sớm có giải pháp nhanh chóng, đồng bộ, trước tiên là cần thiết phải nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu nhằm tránh lặp lại tình trạng năm nào nông sản hàng hóa cũng bị ách tắc tại vùng biên.

Mai Hương (ghi)

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương):

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu hàng nông sản nói chung, mặt hàng dưa hấu nói riêng, chúng ta đã có nhiều cuộc thảo luận với phía Trung Quốc, từ việc khả năng tiêu thụ của thị trường, sức chứa của cửa khẩu đến khuyến cáo thương lái không ồ ạt đưa nông sản lên biên giới. Tuy nhiên, cũng như các mặt hàng khác, mặt hàng dưa hấu phải cần được tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi để bảo đảm sự ổn định và bền vững. Nhà nước đóng vai trò xây dựng cơ chế, cung cấp thông tin về thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quy hoạch giống cây con, quy trình trồng, công nghệ sản xuất… Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp, liên kết cùng người nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở nắm rõ dung lượng thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá bán.

Thùy Linh (ghi)
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại887,464
  • Tổng lượt truy cập93,265,128
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây