Học tập đạo đức HCM

Nuôi gia cầm: Kỳ vọng mở rộng thị trường

Chủ nhật - 01/04/2018 09:36
Năm 2017, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 230.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hơn 3% so với năm 2016, được xem là một thành tích đáng ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng một số mặt hàng, nhất là thịt heo. 2018 được kỳ vọng là năm tạo nên nhiều dấu ấn của ngành chăn nuôi nối tiếp thành công trong xuất khẩu gà của năm 2017.

Đa dạng hóa

Chăn nuôi là ngành nghề truyền thống thu hút hàng triệu lao động nông nhàn, nhưng về căn bản ngành chăn nuôi Việt Nam còn khá lạc hậu, trong đó điển hình là sự mất cân đối. Chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào mặt hàng heo. Khủng hoảng dư thừa thịt heo khi xuất khẩu tiểu ngạch khó khăn trong năm 2017 là lời cảnh báo đắt giá cho ngành. 

cuc chan nuôi
    Nguồn: Cục Chăn nuôi
  

Năm 2018 kỳ vọng được đặt vào chăn nuôi gia cầm. Sau sự kiện gà được xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2017, nhiều địa phương, nhiều công ty đang tập trung nghiên cứu, đầu tư, sẵn sàng phát triển ngành gà. Quy mô ngành gà vào khoảng 400 triệu con, rất nhiều giống gà đặc sản có giá trị cao. Tuy vậy, để xuất khẩu được gà sang các nước phát triển, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải đổi mới triệt để quy trình nuôi, chế biến, xuất khẩu theo hướng bền vững, truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh tốt hơn nữa. Rất nhiều chuyên gia cùng kỳ vọng vào việc xây dựng Luật Chăn nuôi nhằm bảo vệ người chăn nuôi, xây dựng các vùng chăn nuôi cho tương lai. 

Thực tế ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện tập trung vào vùng đồng bằng, theo truyền thống ngàn xưa là kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Trong khi đó diện tích đất đai nông nghiệp tại đồng bằng ngày càng khan hiếm, nguy cơ ô nhiễm cao.  Theo Cục Chăn nuôi, hai khu vực đồng bằng lớn ở hai miền chiếm tới 80% sản lượng TĂCN, còn lại 20% phân bổ ở Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc. Sự mất cân đối trong phân bố các vùng chăn nuôi khiến cho rất nhiều vùng đất như miền núi trung du có thể phát triển chăn nuôi quy mô lớn nhưng hiện việc khai thác còn khiêm tốn. 

  

Phát huy nội lực

Tổng cục Hải quan cho biết, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 1/2018 đạt 336 triệu USD, tăng 48,02% so với tháng trước và tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2017 (kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này cả năm 2017 là 3,2 tỷ USD). 

Trong một số hội thảo, người chăn nuôi cho biết, lĩnh vực TĂCN có thể xem là “siêu lợi nhuận” nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư, doanh số lớn, trong khi lĩnh vực giống rất quan trọng nhưng ít lợi nhuận nên rất ít được đầu tư. 

Theo quy hoạch của Bộ NN&PTNT, đến năm 2020 các nhà máy TĂCN công nghiệp đạt sản lượng thực tế khoảng 17 triệu tấn nhưng đến năm 2017 các nhà máy đã đạt sản lượng thực tế khoảng 21 triệu tấn. Lĩnh vực TĂCN do nhiều công ty nước ngoài kiểm soát và nguyên liệu thức ăn phải nhập khẩu khiến cho lợi nhuận của ngành chăn nuôi không cao, do sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu rất ít nên cán cân xuất nhập khẩu trong ngành chăn nuôi thiếu sự cân đối cần thiết. 

Trong khi tình hình nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi vẫn gây nhiều lo ngại. Có thông tin cho rằng, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu thịt trâu, bò trị giá hơn nửa tỷ USD. Năm 2017, nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 260 nghìn tấn thịt xẻ trâu, bò và tăng trưởng 4 - 5%/năm, trong khi đó tổng đàn trâu chỉ tăng 1,6%, tổng sản lượng thịt trâu, bò hơi tăng 3,6%. Thịt trâu, bò sản xuất trong nước mới đáp ứng 80% tổng nhu cầu. 

Ở góc độ khác, nhiều chuyên gia quốc tế cho biết, Việt Nam không thiếu diện tích chăn nuôi trâu bò, song do ngành chăn nuôi tập trung tại đồng bằng và gần các thành phố lớn nên việc chăn nuôi gia súc, đại gia súc vẫn gặp nhiều khó khăn. Tại các vùng miền núi Việt Nam, nơi khí hậu tốt, diện tích đất đai rộng rãi hoàn toàn có thể phát triển các vùng chăn nuôi trâu bò quy mô lớn, song chưa được quan tâm. 

  

Hiện đại hóa

Cục Chăn nuôi cho biết, ngành đề ra mục tiêu cho năm 2018, giá trị sản xuất tăng khoảng 3,8 - 4% so với năm 2017. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 5,4 triệu tấn, tăng 3,8%; sản lượng trứng các loại khoảng 11,58 tỷ quả tăng 8,8%; sản lượng sữa đạt trên 1 triệu tấn tăng 14,1%; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1 triệu tấn, tăng 7,8%… Để đạt được mục tiêu trên, ngành chăn nuôi buộc phải đánh giá việc tái cơ cấu chăn nuôi tại 63 tỉnh/thành phố, đồng thời phát triển mạnh chăn nuôi hữu cơ, phát triển sản xuất theo chuỗi, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và chăn nuôi theo VietGAHP… Phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi. 

Năm 2018 được kỳ vọng sẽ có nhiều sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu ra nước ngoài, nối tiếp thành công của xuất khẩu gà sang Nhật Bản. Song, mấu chốt của chiến lược này là các doanh nghiệp lớn của ngành chăn nuôi phải hướng đến những mục tiêu lớn hơn ngoài việc cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa vốn đã có dấu hiệu bão hòa. Nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn như: Masan, Dabaco, Hòa Phát, De Heus, Ba Huân... đều có tham vọng vươn tầm quốc tế, đây được xem là tín hiệu lạc quan cho ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm châu lục và thế giới. 

Bộ NN&PTNT đã có chính sách chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị cao hơn như cỏ, bắp phục vụ chăn nuôi. Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích các nông, lâm trường đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm tăng quỹ đất phục vụ cho các mục tiêu quan trọng trong năm 2018 và những năm tới. 

Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia, dựa trên nền tảng thị trường năm 2017, năm 2018 có thể thị trường sẽ sáng sủa hơn. Bởi tiêu dùng trong nước ổn định, người tiêu dùng vẫn sử dụng nhiều sản phẩm chăn nuôi nội địa, độ tin tưởng sử dụng sản phẩm đã tốt hơn, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã giảm. Việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, một số khối doanh nghiệp, nông hộ thông qua cơn sóng gió năm 2017 đã vững tâm hơn, tìm ra cách thích ứng với thị trường trong năm 2018. 

Chính phủ đã có những điều chỉnh về cơ cấu ngành hàng, trong đó, sản lượng thịt heo hơi từ 72,7% (năm 2016) giảm xuống còn 68,2% (năm 2020) và duy trì ở mức 60 - 65% năm 2030. Trong khi đó, thịt gia cầm từ 19,1 % (năm 2015) lên 22,9% (năm 2020) và tăng lên 25 - 28% năm 2030. Thịt trâu, bò từ 8,3% (năm 2015) lên 8,9% (năm 2020) và đạt trên 10% năm 2030.

  

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Giảm giá thành chăn nuôi

Năm 2018 ngành chăn nuôi tập trung xây dựng trình Quốc hội thông qua Luật Chăn nuôi, đây là lần đầu tiên chúng ta có Luật về chăn nuôi, tạo hành lang pháp lý thuận lợi phát triển ngành. Là năm toàn ngành tiếp tục thúc đẩy tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Năm 2018, chúng ta đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng cần lưu ý rằng năm 2018 sản phẩm chăn nuôi trong đó có thịt heo vẫn chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa xuất khẩu được. Vì vậy vấn đề cốt lõi phải ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm hay để giảm giá thành chăn nuôi, không sử dụng chất cấm, đảm bảo ATTP để tăng tính cạnh tranh và lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. 

  

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi theo chuỗi

Năm 2018 được dự báo việc mở cửa thị trường quốc tế còn rất khó khăn, cần tiếp cận thị trường quốc tế nhiều hơn nữa. Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng để sản phẩm xuất khẩu được chính thống sang các nước, các thị trường khó tính, chúng ta cần đầu tư sâu hơn nữa. Đồng thời cần tính toán để có một vùng, nơi sản xuất được con vật đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, tìm kiếm thị trường xúc tiến xuất khẩu, để các nước nhập khẩu tiếp cận sản phẩm, mặt khác, các cơ quan trong nước phải thương thảo, đàm phán, hỗ trợ chính sách... Vấn đề chăn nuôi theo chuỗi cũng là định hướng quan trọng trong năm nay. Thực hiện theo chuỗi, cần sự quyết tâm của tất cả những ai tham gia, từ người chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn đến doanh nghiệp bảo quản, chế biến...

NguồnL nguoichannuoi.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay31,995
  • Tháng hiện tại210,562
  • Tổng lượt truy cập90,273,955
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây