Học tập đạo đức HCM

Rau quả Việt vượt “rào” sang Nhật

Thứ sáu - 02/06/2017 03:17
Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu (XK) rau quả lớn thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên, để chinh phục thị trường giàu có và khó tính này, doanh nghiệp Việt Nam cần vượt qua nhiều “rào cản” khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị XK rau quả Việt Nam tháng 5/2017 ước đạt 344 triệu USD, đưa giá trị XK rau quả trong năm tháng đầu năm 2017 lên xấp xỉ 1,38 tỷ USD (tăng 38% so với cùng kỳ năm 2016). Nhật Bản là một trong bốn thị trường (cùng Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc) XK lớn nhất của rau quả Việt Nam.

Tiềm năng nhưng khó tính

Năm 2016, XK nông thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt kim ngạch 1,46 tỷ USD (tăng 6,6% so với năm 2015). Trong đó, XK rau quả đạt trên 75,1 triệu USD (tăng 1,5%), thủy sản 1,1 tỷ USD (tăng 6,2%), cà phê gần 203 triệu USD (tăng 19,7%).

Nhật Bản chiếm 6,6% tổng kim ngạch XK, trở thành thị trường XK nông thủy sản lớn thứ năm của Việt Nam. Riêng mặt hàng rau quả, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Kể từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được triển khai, cơ hội cho hàng Việt Nam vào thị trường Nhật Bản rất tiềm năng. Theo lộ trình VJEPA, 2.020 dòng thuế nông sản vào Nhật Bản sẽ được cắt giảm, trong đó có 784 dòng thuế được xóa bỏ vào năm 2012.

Dự kiến, đến năm 2020, có trên 800 dòng sản phẩm nông thủy sản vào Nhật Bản với thuế suất 0%. Lộ trình cắt giảm các dòng thuế kéo dài 3 – 5 năm, gồm 14 sản phẩm có tiềm năng XK như đậu tương, sầu riêng, chôm chôm, chuối, xoài, ngô, hồ tiêu…

Theo Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Nhật Bản là thị trường tiềm năng, cao cấp và có giá trị tiêu thụ lớn, cánh cửa XK nông sản sang Nhật Bản đang rộng mở. Song đây cũng là thị trường rất khó tính nên tốc độ tăng trưởng và thị phần XK nông sản Việt Nam sang thị trường này còn khá khiêm tốn.

Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết: “Các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn nông sản của Nhật Bản luôn tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn quốc tế. Việc đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản là yêu cầu bắt buộc không chỉ với hàng Việt Nam mà còn với tất cả các nước nếu muốn thâm nhập thị trường này”.

Đại diện các doanh nghiệp XK rau quả Việt Nam cũng cho biết các mặt hàng rau quả đông lạnh đang thuận lợi hơn vì để được thông quan, các mặt hàng này chỉ cần có chứng nhận vệ sinh kiểm dịch của những cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, chịu sự kiểm tra lấy mẫu ngẫu nhiên của phía Nhật Bản.

Nhưng với các mặt hàng rau quả tươi, quá trình thâm nhập thị trường Nhật Bản còn rất nhiều khó khăn. Hiện tại, mới chỉ có chuối, xoài và thanh long của Việt Nam được Nhật Bản cấp phép nhập khẩu do đáp ứng tiêu chuẩn Luật Kiểm dịch thực vật của nước này.

Rau quả Việt sang Nhật còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Vượt qua rào cản kỹ thuật

Thông tin từ Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cho biết, với các loại trái cây tươi, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản chỉ đồng ý xem xét đối với từng trường hợp theo những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, bao gồm cả khâu kiểm tra, đánh giá trực tiếp tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Sơn – Phó Văn phòng Ban Chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế, nhận định: “Các FTA đem lại nhiều lợi thế về thuế suất nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn về rào cản kỹ thuật cho hàng hóa XK. Vì vậy, muốn tiếp cận thị trường Nhật Bản, cần xử lý triệt để các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật”.

Các doanh nghiệp XK cần nâng cao chất lượng những mặt hàng nông thủy sản theo tiêu chuẩn của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật, đồng thời hoàn thiện cơ chế kiểm dịch động, thực vật với các loại trái cây tươi, thịt gia súc, gia cầm… để tận dụng ưu đãi từ các FTA.

Ông Atsusuke Kawada – Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nội, cho biết: “Để tăng kim ngạch XK, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến bao bì, khâu vận chuyển để đảm bảo chất lượng rau quả. Các sản phẩm phải có tem truy suất nguồn gốc rõ ràng. Cần tìm hiểu, nghiên cứu sâu về thị trường, các thủ tục, hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản”.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến kim ngạch XK nông sản Việt Nam vào Nhật Bản còn thấp là do nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hóa của thị trường và thói quen tiêu dùng của người dân Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trên cơ sở tin tưởng, lấy chữ tín làm đầu.

“Trong văn hóa kinh doanh, giao tiếp với người Nhật, có bốn vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là chào hỏi, đúng giờ, làm việc ngoài giờ và phải có danh thiếp. Doanh nghiệp Nhật thường rất thận trọng trước khi hợp tác làm ăn, vì vậy, khi gặp gỡ không nên nóng vội”, ông Nguyễn Bảo – Tham tán công sứ Việt Nam tại Campuchia, nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, Nhật Bản là thị trường khó tính nhưng rất công bằng, XK thành công sang Nhật Bản sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ông Nguyễn Thành Nhơn – Giám đốc HTX Xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), có kinh nghiệm 10 năm XK sang Nhật Bản, chia sẻ: “Thị trường Nhật khó tính nhưng đem lại giá trị cao. Làm ăn với người Nhật lúc đầu rất khó, nhưng về sau, khi chữ tín được khẳng định, giao thương sẽ thuận lợi hơn”.

Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa XK. Bộ Công Thương cũng đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai cấp giấy chứng nhận hàng hóa qua mạng Internet, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp XK.

Hiến Nguyễn
http://thoibaokinhdoanh.vn/

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,392
  • Tổng lượt truy cập90,258,785
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây