Học tập đạo đức HCM

Sau “hoành tráng” là rớt giá

Thứ năm - 21/09/2017 20:16
Cách đây vài năm, cây chanh leo được trồng thí điểm ở huyện Quế Phong (Nghệ An), và được thông tin là “cây thoát nghèo”, cây “tỉ phú” với thu nhập “khủng”, bình quân từ 200-400 triệu/ha, cao gấp 10 lần so với trồng lúa, màu.

UBND tỉnh Nghệ An đã quy hoạch vùng nguyên liệu chanh leo tại huyện Quế Phong 1.500ha. Đến nay, huyện này mới trồng được 283,3ha, chủ yếu ở xã Tri Lễ (hơn 200ha). Mặc dù chỉ mới triển khai được một phần diện tích so với quy hoạch, song mùa vụ năm nay, giá chanh leo đã “lao dốc” từ 8.000-9.000 đồng/kg, xuống còn 4.000 đồng/kg (loại 2).

Nông dân “méo mặt”, nhà quản lý đau đầu, còn doanh nghiệp than khó, cho rằng vì giá thị trường xuống, nên phải hạ giá thu mua. Dù sao, trong cái rủi có cái may, khi thông tin về giá chanh leo “lao dốc” đến sớm, doanh nghiệp và người nông dân sẽ cân nhắc khi phát triển đầu tư trồng cây này.

Trước đó, Nghệ An đã có bài học về quy hoạch, phát triển ồ ạt cây caosu. Sức hấp dẫn của thu nhập từ cây “vàng trắng”, Nghệ An đã quy hoạch phát triển cây caosu giai đoạn 2013-2020, với mục tiêu đến năm 2015, diện tích caosu toàn tỉnh là 22.663ha và năm 2020 diện tích caosu 23.500ha.

Tuy nhiên, thực tế, đến năm 2015 diện tích caosu toàn tỉnh chỉ có 11.365ha, đạt 50% mục tiêu kế hoạch. Nguyên nhân, do giá caosu nguyên liệu rớt thê thảm, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản, người trồng caosu thu nhập rất thấp, thậm chí họ không cạo mủ, vì số mủ bán không đủ trả công. Nhiều vườn caosu bị bỏ mặc, không chăm sóc. Doanh nghiệp và người dân ở thế “bỏ thì thương, vương thì tội”. Khi quy hoạch, phát triển chanh leo, caosu, nhà quản lý chỉ nhìn thấy “màu hồng”, cho đây là những cây có thể làm giàu nhanh chóng. Do đó, đã quy hoạch, triển khai ồ ạt; không tính đến các yếu tố rủi ro, những diễn biến khôn lường từ thị trường.

Thực tế, khi doanh nghiệp muốn đầu tư, và nhà quản lý muốn thu hút, ai cũng chỉ quan tâm đến khía cạnh tích cực của dự án, đề án, mà thường coi nhẹ, thậm chí bỏ qua các yếu tố khó khăn, rủi ro. Trong khi, để đầu tư có kết quả tốt và bền vững, các yếu tố rủi ro, những hạn chế, khó khăn... cần phải được đặc biệt quan tâm, phân tích một cách kỹ lưỡng; tránh thua lỗ, thất bại.

laodong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm260
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại202,215
  • Tổng lượt truy cập92,579,879
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây