Học tập đạo đức HCM

Tạm trữ, lúa vẫn rớt giá

Chủ nhật - 17/03/2013 22:05

Đến nay, thời hạn thực hiện kế hoạch tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ ĐX 2012-2013 ở ĐBSCL còn hơn nửa tháng nữa. Tuy nhiên, diễn biến trong tuần qua dòng chảy lúa-gạo từ đồng ruộng qua thương lái đến kho các DN đã có dấu hiệu chậm lại.

Có nơi, thương lái không chạy ghe vào đồng thu mua. Hệ quả lúa sau vài tuần tăng nhẹ lại rớt giá. Điều chưa từng xảy ra trong thời gian thực thi tạm trữ của vài năm trước đây.

Lúa nằm đồng…

Đang lúc thu hoạch rộ lúa ĐX, điều nông dân trông đợi nhất là “gói” kích thích thông qua quyết định tạm trữ 1 triệu tấn gạo dự trữ của Chính phủ, các DN đẩy mạnh thu mua sẽ cứu giá lúa. Từ ngày 20/2, chuyển biến giá lúa-gạo ở ĐBSCL tăng nhẹ trong thời gian đầu. Sau đó đến tuần cuối tháng 2, giá lúa có khi tăng hơn 300-400 đồng/kg so với thời điểm trước tết. Nhưng rồi sau đó tiến độ thu mua chậm dần, giá chững lại và giảm. Thậm chí càng buồn hơn, nông dân tại một vài địa phương gặt lúa xong than phiền: Dù chấp nhận bán giá thấp, song lúa vẫn phải nằm ngoài đồng chờ, vì vắng bóng người mua.

Đi dọc theo tuyến đường Bốn Tổng-Một Ngàn, băng qua những cánh đồng Hậu Giang về Cần Thơ, phần lớn lúa đã thu hoạch xong. Đến những tuyến kênh ngang vào nội đồng huyện Tân Hiệp (Kiên Giang), lúa ĐX vào mùa thu hoạch rộ. Đi đâu cũng thấy lúa. Lúa ra hạt vô bao chất xa xa ngoài đồng, lúa ra bờ kênh, lúa chất đầy nhà. Một số nông dân nhà trong kênh cách chợ Tân Hiệp chừng mười mấy cây số cho biết, từ mấy ngày qua vắng ghe thương lái vào mua lúa. Nhà chị Kim vừa thuê máy gặt xong 5 ha lúa.


Thu hoạch lúa thơm ST20 ở Sóc Trăng

Đầu vụ đoán lúa thơm sẽ có giá, vụ ĐX này chị trồng giống Jasmine. Năng suất 60-70 giạ công, lúa tươi hơn 1-1,2 tấn/công. Lúc đang gặt lúa, thương lái tới trả giá lúa tươi 4.900 đồng/kg, sau đó rút êm chẳng hiểu vì sao. Chị Kim và nhiều nông dân khác đành phải tìm đất gò cao phơi, lúa khô kêu bán 6.000 đồng/kg, vậy mà lái lúa vẫn làm ngơ. Với mức giá này, trừ hết chi phí và tốn thêm công phơi sấy, chị Kim tính ra còn lãi chừng 500.000 đồng/công, khoảng 5 triệu/ha, so với vụ ĐX năm trước thấp hơn rất nhiều.

Một “bức tranh tương phản” khác, hiện thời ở Sóc Trăng duy nhất chỉ có lúa thơm ST20 là mặt hàng gạo ngon “độc chiêu” được các DN bao tiêu lúa tươi 6.500 đồng/kg nên không bị rớt giá. Vùng lúa ĐX ở Sóc Trăng đã thu hoạch sắp hết, chỉ còn khoảng 30.000 ha lúa đang chín trên đồng. Song, nông dân cho biết, các giống lúa khác, dù là lúa thơm nhẹ vẫn rơi vào tình cảnh chung rớt giá. Lúa tươi OM4900 thương lái mua 4.500-4.600 đồng/kg, lúa thơm RVT giá 5.400 đồng/kg. Riêng lúa tươi ST5 giá giảm còn 5.500 đồng/kg. Thương lái cho rằng đó là do thị trường lúa thơm ST5 vừa qua bị một số DN “đấu trộn” XK làm mất uy tín chất lượng nên báo hại vụ này tồn đọng.

Thị trường chưa thông

Trước thưc trạng trên, lãnh đạo một số địa phương lo lắng, đặt vấn đề: Phải chăng chỉ tiêu tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo chưa đủ sức “kích cầu”?

Anh Công, một thương lái thường xuyên đưa ghe thu mua lúa đồng xa tại Cần Thơ phân trần: “Lúa-gạo trong vùng rớt giá bất ngờ khiến cho thương lái nhát tay sợ lỗ không dám cho ghe về đồng mua lúa. Hiện nay, nông dân huyện Phong Điền gọi điện thoại kêu bán lúa khô OM4900 giá 5.300 đồng/kg. Gạo trắng thành phẩm Jasmine tuần trước bán 9.900 đồng/kg, nhưng hiện nay chở về kho các DN bán chịu, giá lại giảm thêm 500 đồng/kg.


Thương lái "nhát tay" thu mua lúa

Một điều dễ hiểu khi thị trường gạo XK chưa khơi thông, các DN mua gạo tạm trữ chưa bán được hàng, trong khi lúa-gạo trong vùng không lo cạn nguồn cung, thời hạn tạm trữ chưa hết thì có mấy ai vội vàng thu mua cấp tập? Thương lái nhận giá tham khảo từ các DN thu mua, nhưng biến động giá từng ngày, khó đoán, nhất là mỗi khi nhận thấy tình hình các DN giảm nhịp độ thu mua, thương lái cũng đậu nghe nằm chờ.

Lúa-gạo hàng hóa ở ĐBSCL vẫn đi theo đường mòn cũ. Tạm trữ lúa, gạo theo cách thức hiện thời vẫn còn bộv lộ nhiều nhược điểm, phụ thuộc vào DN và khó kiểm soát lời cam kết đảm bảo giá thu mua lúa cho nông dân không dưới 5.000 đồng/kg. Bởi thương lái là người trực tiếp mua lúa và phần nhiều DN thu mua gạo. Nông dân vẫn chưa hưởng lợi từ chính sách tạm trữ của Nhà nước.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập582
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại737,490
  • Tổng lượt truy cập93,115,154
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây