Học tập đạo đức HCM

Thị trường Tết ở Hà Tĩnh: Hàng phong phú, sức mua yếu!

Chủ nhật - 18/02/2018 08:42
Tết Nguyên đán năm nay, nhìn chung, thị trường hàng hóa ở Hà Tĩnh phong phú, đa dạng, giá cả cơ bản ổn định, dù sức mua có phần kém hơn các năm trước. Một số mặt hàng thực phẩm tươi sống có tăng hơn ngày thường nhưng cũng nằm trong ngưỡng tăng chung như những Tết trước.

thi truong tet o ha tinh hang phong phu suc mua yeu

Các DN có sự chủ động nên nguồn hàng phục vụ Tết rất phong phú

Theo tìm hiểu của PV, thị trường hàng hóa Tết năm nay phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức. Từ thành thị đến nông thôn, hàng hóa đều tràn ngập, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Văn Dũng, năm nay, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh từ thành phố đến các huyện, thị đều đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ động chuẩn bị nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong dịp Tết với trị giá khoảng 800 tỷ đồng. Trong đó tập trung chính vào các nhóm hàng thiết yếu ngày tết như: Gạo, nếp các loại 5.603 tấn; thực phẩm tươi sống 1.580 tấn, dầu ăn 673 nghìn lít, đường 42 tấn, rau - củ - quả 75 tấn, thực phẩm công nghệ 120 tấn.

Một số trung tâm thương mại lớn như: Co.opmart, Vinmart, Công ty CP Thương mại Hà Tĩnh đều có sự chuẩn bị hàng hóa phong phú, đa dạng, với số lượng hàng chuẩn bị phục vụ trong dịp tết lên đến hàng chục tỷ đồng.

thi truong tet o ha tinh hang phong phu suc mua yeu

Việc người dân "đụng" thịt lợn khiến sức mua mặt hàng thực phẩm này không mạnh

Ông Dương Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Thương mại Hà Tĩnh, cho biết, dơn vị đã chủ động chuẩn bị một lượng hàng hóa lớn phục vụ Tết với hàng nghìn mặt hàng, trong đó tập trung chính vào các nhóm hàng nhu yếu phẩm như đường, dầu ăn, nước mắm, bột canh, mỳ tôm, bia rượu. Với tổng giá trị hàng dự trữ khoảng 60 tỷ đồng, hàng hóa của đơn vị có mặt khắp hàng nghìn đại lý lớn nhỏ khắp toàn tỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nhờ chủ động nguồn hàng nên nhìn chung giá cả hàng hóa cơ bản ổn định. Bia Tiger bạc giá 340 nghìn đồng/két; Heineken 370 nghìn/hộp; Sài Gòn Large, Hurda giá 225 nghìn/két. Thịt bò giao động từ 220-225 nghìn đồng/kg; thịt lợn loại 1 giá từ 90-100 nghìn kg; cá thu 270 nghìn/kg; cá trắm loại mỗi con trên 2 kg có giá 70 nghìn đồng/kg; cá chép loại mỗi con trên 2 kg có giá 50 nghìn/kg; tôm loại 50 con/kg có giá 200 nghìn/kg.

thi truong tet o ha tinh hang phong phu suc mua yeu

Giá cá tăng nhẹ so với ngày thường

Hoa quả các loại giá cũng chỉ tăng nhẹ. Ngoại trừ một số ít hàng hoa quả thắp hương có giá tăng khá cao so với ngày thường như: chuối trung bình từ 100-150 nghìn/nải (thậm chí loại đẹp có giá lên đến trên 400 nghìn đồng/nải), thanh long 70 nghìn/kg; cam bù loại 1, giá 80 nghìn đồng/kg.

Các loại rau củ giá cơ bản như ngày thường và rẻ hơn rất nhiều so với Tết năm ngoái. Cải bắp, su hào, cà rốt, dưa chuột vườn giá dao động trên dưới 15 nghìn đồng/kg; loại từ các tỉnh phía Bắc nhập về rẻ hơn 4-5 nghìn/kg. Chỉ một số ít mặt hàng tăng cao gấp đôi so với ngày thường như: rau khoai 10 nghìn/bó, chè 25-30 nghìn/bó…

thi truong tet o ha tinh hang phong phu suc mua yeu

Giá cam bù tăng cao so với ngày thường

Năm nay các loại hoa, cây cảnh giá không cao hơn các năm nhưng khá ế ẩm. Chiều tối 30 Tết, nhiều hàng quất cảnh tại TP Hà Tĩnh tồn hàng trăm cây nên giá mỗi cây quất từ 300-400 nghìn đã giảm xuống còn 50-100 nghìn. Đào đá cuối chiều 30 Tết có giá chỉ vài trăm nghìn đồng/cành.

Theo đánh giá chung của các nhà kinh doanh cũng như cơ quan chức năng, thị trường năm nay sức tiêu thụ yếu hơn các năm trước. Đặc biệt, do gia súc rẻ nên người dân rủ nhau chung tiền mua về tự làm thịt nhiều hơn trước nên thực phẩm (thịt bò, thịt lợn) ở các chợ vừa rẻ vừa ế hơn so với các năm trước...

Theo Chính Thu/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay44,239
  • Tháng hiện tại819,517
  • Tổng lượt truy cập91,993,246
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây