Học tập đạo đức HCM

Thị trường tôm nội địa: Quá gần và… quá xa

Chủ nhật - 14/09/2014 20:30
Nhu cầu và mức độ tiêu thụ tôm trong nước đã có nhiều khởi sắc nhưng hiện nay doanh nghiệp vẫn chưa chủ trọng và chỉ nhằm xuất khẩu là chính

Thay đổi thói quen tiêu dùng...

Ở các nước phát triển, tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác dùng làm thực phẩm tăng từ 70% trong những năm 1980 lên 85% (136 triệu tấn) năm 2012. Tiêu thụ thủy sản theo đầu người tăng từ 10 kg trong những năm 1960 lên hơn 19 kg năm 2012. Mặt hàng tôm có giá trị giao dịch lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng giá trị giao dịch trên thị trường thủy sản. Mức tiêu thụ tôm ở các nước tăng cao (2,8 kg ở Mỹ và 3 kg ở Nhật Bản/người/năm). Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, thậm chí là nơi xuất khẩu mặt hàng tôm, tiêu thụ nội địa thấp hơn nhiều. Mức tiêu thụ tôm ở Thái Lan chỉ khoảng 0,8 kg/người/năm.

Dường như ở nước đang phát triển, người dân vẫn tiêu thụ thịt gà, lợn, bò là chính. Đến các chợ đều thấy hàng thịt bò, lợn chiếm đa số, dù giá tăng. Nhiều thời điểm giá tôm xuống thấp nhưng tiêu thụ nội địa vẫn không tăng mạnh. Điều này được lý giải trước hết do thói quen. Kỹ năng chế biến tôm, bảo quản và sơ chế, nhất là nấu các món từ tôm của người dân còn hạn chế nên họ vẫn thích ăn tôm ở nhà hàng hơn tự nấu ở nhà riêng.

Tôm tươi được nhiều người tiêu dùng lựa chọn - Ảnh: Đức Lợi

Tại chợ Bình Điền, chợ đầu mối lớn nhất TP Hồ Chí Minh, hằng ngày giá tôm thường thay đổi chóng mặt. Giá cao nhất lúc 3 giờ sáng, khi chợ mới họp và các xe chuyên chở tôm vừa mới đưa hàng vào vựa. Càng về sáng, mặc dù tôm vẫn được cấp ôxy trong bể, nhưng tôm yếu dần và chỉ vài giờ sau giá đã giảm 10 - 15%. Đến khi chợ gần tan, giá tôm lại thấp nữa và người ta tiêu thụ nhiều tôm chết với giá rẻ mạt.

TP Hồ Chí Minh đã có dự án xây dựng một “siêu thị thủy sản” với diện tích lớn. Nơi này sẽ có đủ cơ sở đảm bảo cung cấp hàng thủy sản tươi sống chất lượng cao, nhất là tôm, nơi bất kỳ lúc nào cũng có thể mua được tôm tươi với giá chợ đầu mối. Song, một số cán bộ ngành thủy sản cho biết, vẫn còn khó khăn trong thực hiện dự án này, bởi đây sẽ là dự án mở đầu tiên và cần sự liên kết chặt chẽ từ các tỉnh ĐBSCL, vì mặt hàng tôm nói riêng và thủy sản nói chung được nuôi trồng tại TP Hồ Chí Minh không đáp ứng đủ công suất của siêu thị này.

<p text-align:justify;text-indent:36.0pt"="" style="padding: 0px 0px 13px; margin: 0px; border: 0px; line-height: 1.6em; text-align: justify; color: rgb(17, 17, 17); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px;">Xét góc độ thương mại, các công ty nuôi trồng chế biến tôm ở Việt Nam vẫn chưa mặn mà với thị trường trong nước, nên họ mở rất ít điểm tiêu thụ trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu thì lập hiệp hội nhưng tiêu thụ trong nước vẫn mạnh ai nấy làm và chủ yếu sản phẩm đã qua chế biến. Tiêu thụ tôm tươi sống phần lớn từ nông trại và nhờ thương lái.

>> Tại Thái Lan, khoảng 90% sản lượng tôm nuôi dành cho xuất khẩu. Họ tính rằng, tiêu thụ tôm nội địa tăng thêm 0,2 kg/người/năm thì thị trường đã có thể tiêu thụ thêm 12.000 tấn/năm, tăng 25%. Giải pháp Thái Lan đưa ra là kết hợp giữa người nuôi trồng và các nhà bán lẻ, đồng thời tổ chức lại các hợp tác xã, cùng đầu tư mở chợ bán buôn tôm.

 
theo thuỷ sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay51,843
  • Tháng hiện tại882,570
  • Tổng lượt truy cập92,056,299
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây