Học tập đạo đức HCM

Thị trường trứng gia cầm: Thách thức không hề nhỏ

Chủ nhật - 05/08/2018 06:36
Ngành sản xuất trứng gia cầm Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường nội địa và hướng tới mục tiêu xuất khẩu, tuy vậy, do giá cả không ổn định nên chưa nhiều doanh nghiệp lớn mặn mà đầu tư.

Triển vọng 

Ngành trứng Việt Nam có mức tăng trưởng lạc quan, khi năm 2010 cả nước sản xuất được 6,3 tỷ quả, năm 2011 là 7 tỷ quả, năm 2013 là 7,8 tỷ quả, năm 2015 là 8,9 tỷ quả và năm 2017 là 10,6 tỷ quả. Nhìn chung, các nước phát triển đều quan tâm tới việc phát triển ngành này, chẳng hạn Nhật Bản hiện đứng thứ 4 toàn cầu về sản xuất trứng.  

Tỷ lệ tiêu thụ bình quân tính trên đầu người của Việt Nam là 110,8 quả/người/năm. Ba Huân, một doanh nghiệp hàng đầu đặt mục tiêu doanh thu năm 2018 vào khoảng hơn 90 triệu USD và Công ty được định giá 200 triệu USD này mới đây cũng nhận được thêm 35 triệu USD vốn đầu tư từ một quỹ đầu tư. Trong khi đó, Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) cũng được định giá hơn 100 triệu USD. 

Thị trường trứng gia cầm có thể gặp phải sự cạnh tranh từ nước ngoài khi Việt Nam mở cửa nhập khẩu trứng gia cầm, xóa bỏ hạn ngạch thuế theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Từ giữa tháng 4 - 31/12/2017, Việt Nam được nhập khẩu 600.612 quả trứng theo hạn ngạch thuế quan. Năm 2018, Bộ Công thương ban hành quy định hạn ngạch thuế quan khoảng 630.636 quả trứng. Song nhiều chuyên gia cho rằng, việc nhập khẩu không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước vì hiện sản xuất trứng chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và việc phải nhập khẩu trứng cũng phản ảnh điều này. Ngoài ra, giá thành sản xuất trứng tại Việt Nam đã tiệm cận với giá thành các nước trong khu vực. 

  

Cách làm giàu mới

Trước kia, người nông dân nước ta chỉ có thói quen nuôi gà, vịt thịt. Việc nuôi gà, vịt đẻ trứng chỉ là hình thức cải thiện bữa ăn cho gia đình, ít mang tính hàng hóa, song đa phần đối với các nước việc nuôi gà, vịt lấy trứng được xem là sản xuất chính (bởi vậy mới có chuyện gà sau thời gian nuôi đẻ trứng từ Trung Quốc bán sang Việt Nam rất rẻ, mà nhiều chuyên gia gọi là gà thải loại).  

Tại Mỹ, Tập đoàn Vital Farms có hơn 100 trang trại nuôi gà thả lấy trứng với doanh thu 100 triệu USD mỗi năm, gấp 10 lần Ba Huân. Bên cạnh đó, xu hướng nuôi gà hữu cơ, không nuôi nhốt, cho tiếp xúc ở ánh nắng mặt trời và cây xanh đang ngày càng phổ biến ở các nước châu Âu và Mỹ. 

Tại Việt Nam, số trang trại nuôi gà đẻ ngày càng nhiều, điển hình là trang trại của anh Nguyễn Văn Công ở Hải Xuân, huyện Hải Hậu, Nam Ðịnh mỗi năm cho lãi gần 1 tỷ đồng. Quy mô đàn gà đẻ trứng của anh Công đã lên tới gần 50.000 con. Mặc dù trứng nuôi từ các trang trại tập trung hiện chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, nhưng bình quân mỗi năm Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 30 triệu quả trứng sang nhiều nước ở châu Á. 

Việc xuất khẩu trứng sang các nước châu Á là hết sức khả quan. Bởi vì nếu như Việt Nam có mức tiêu thụ trứng trên đầu người khoảng 110 quả/năm/người thì tiêu thụ ở Indonesia là 340 quả trứng/người/năm.  

Nắm bắt được tiềm năng của ngành trứng, nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Công ty Ba Huân xây dựng nhà máy sản xuất trứng sạch tại Phúc Thọ, Hà Nội trị giá hơn 110 tỷ đồng, Công ty CP ÐTK miền Bắc đầu tư tới 800 tỷ đồng cho nhà máy sản xuất trứng sạch, tiêu chuẩn Nhật Bản tại tỉnh Phú Thọ. Một ông lớn trong ngành là Dabaco bỏ lĩnh vực kinh doanh bất động sản để đầu tư tập trung vào ngành trứng với gần 400 tỷ đồng đổ vào chuồng trại, cung cấp 300 triệu quả trứng/năm. Tập đoàn Hòa Phát cũng cho biết, năm 2018 sẽ cung cấp khoảng 300 triệu quả trứng/năm ra thị trường. 

Ðầu tháng 7/2018, trên thị trường TP. Hồ Chí Minh, giá trứng gà đang ở mức trung bình 28.000 đồng/chục, còn trứng vịt tới 35.000 đồng/chục, được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm. Nguyên nhân giá tăng cao là do cầu lớn hơn cung. Suốt quý 2/2018 xảy ra tình trạng khan hiếm trứng. Tuy đàn gia cầm cả nước tăng 5,2% so cùng thời điểm năm 2017, sản lượng trứng gia cầm đạt 6,27 tỷ quả, tăng 11,3 % so cùng kỳ năm 2017 nhưng giờ đây nhu cầu tiêu thụ trứng trong mỗi gia đình đã trở nên phổ biến, chưa kể sản xuất bánh kẹo và phục vụ các ngày lễ… khiến các thương lái phải “chóng mặt” đi tìm nguồn cung. Thậm chí nhiều nơi thương lái phải đặt cọc tiền trước để chờ mua trứng. 

Ðồng Nai, thủ phủ chăn nuôi của miền Nam và của cả nước, các trang trại đã và đang nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu trứng sang các thị trường mới như Nhật Bản, Hàn Quốc. Do đó, nhiều vùng ở Ðồng Nam đang xây dựng vùng an toàn sạch bệnh, để phục vụ xuất khẩu trứng gà. Do các trang trại lớn đang tập trung cho xuất khẩu nên nguồn cung cho thị trường nội địa cũng bị thu hẹp. 

  

Cần mở rộng thị trường 

Nhu cầu tiêu thụ trứng gia cầm trên thế giới ngày một tăng cao là cơ hội rất lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Song việc xuất khẩu trứng, đặc biệt xuất khẩu trứng tươi chưa qua chế biến là cực kỳ khó khăn. Nhiều đối tác, nhất là các đối tác từ Hàn Quốc đã tới miền Ðông Nam Bộ để tìm kiếm nguồn trứng gia cầm xuất khẩu vào đất nước kim chi, họ đã có những bản ghi nhớ với các trang trại và các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Singapore, Myanmar… cũng rất quan tâm đến trứng Việt. Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp có kinh nghiệm và tiềm năng xuất khẩu trứng. Ðể mặt hàng này chiếm lĩnh thị trường quốc tế sẽ cần nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng thương hiệu quốc gia cho mặt hàng này. 

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, rút kinh nghiệm từ việc xuất khẩu gà thành công sang Nhật Bản, Chính phủ, các ban ngành cần có những bước đi quyết liệt, mở cửa thông thương với các thị trường châu Á, châu Phi và châu Âu cho sản phẩm trứng gia cầm. Ðây là việc vượt quá tầm của các doanh nghiệp. Nếu được quy hoạch tốt và đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho xuất khẩu, ngành trứng gia cầm Việt Nam hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường thế giới. 

Ông Hoàng Thanh Vân, Nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện nay, lượng cung trứng gia cầm đang tương đối cân bằng với nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vì vậy, nếu ngành trứng gia cầm mở rộng quy mô sản xuất, phải tìm đường xuất khẩu.

Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân
Sản xuất trứng gia cầm còn gặp khó khăn
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà, vịt lấy trứng đang mở ra cơ hội lớn cho người chăn nuôi Việt Nam. Bởi ngoài việc cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống phục vụ tiêu dùng, trứng gia cầm còn là nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chế biến khác như làm bánh hay các loại trứng chế biến như bột trứng, trứng muối, trứng bắc thảo... Tuy nhiên, cùng với những tiềm năng đó, sản xuất trứng gia cầm còn gặp khó khăn.
- Phương thức, quy trình, quy mô chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí phải đặt lên hàng đầu trong chăn nuôi gà nói chung và sản xuất trứng gia cầm nói riêng. Nhưng những quy định cho việc kiểm soát mang tính định chế còn rất lỏng lẻo, vì thế sản xuất sạch và sản xuất không an toàn vẫn song song tồn tại và không có cơ chế ưu tiên nào trên thị trường được khuyến khích, tất cả gần như thả nổi trong các vấn đề về an toàn, đặc biệt là về giá.
- Về phía cơ quan quản lý: Chừng nào chưa thông suốt về mặt khoa học và chưa có cơ chế kiểm soát đặc thù hay sản xuất có điều kiện với ngành trứng gia cầm thì khái niệm sạch từ trang trại đến bàn ăn chỉ là hình thức.
- Về phía người tiêu dùng: Nếu chưa thay đổi thói quen và tìm hiểu về trứng gia cầm sạch theo chuẩn như thế nào thì người tiêu dùng vẫn phải sử dụng trứng không an toàn.
Do cấu tạo vỏ trứng có các lỗ thông khí, vì thế ngay từ khi trứng còn trong bụng, đến khi gà đẻ trứng và ra môi trường bên ngoài, nguy cơ nhiễm khuẩn, tạp chất... là rất cao. Vì thế trứng chỉ là nguyên liệu, không thể là thành phẩm. Phải qua một quá trình xử lý (ở các nước là điều kiện bắt buộc) trong đó có hai khâu quan trọng là chiếu tia UV diệt khuẩn từ bên trong trứng và làm se khít các lỗ thông khí, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong trứng thì quả trứng mới đươc gọi là an toàn.

 

Dương Thảo  (Ghi)/nguoichannuoi.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay50,968
  • Tháng hiện tại881,695
  • Tổng lượt truy cập92,055,424
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây