Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 2 của tháng 2/2015

Thứ năm - 12/02/2015 02:14
Giá gạo xuất khẩu trên thế giới trong tuần qua vẫn ổn định, ngoại trừ giá gạo Việt Nam tiếp tục giảm 5-10 USD/tấn, đây là tuần thứ 3 liên tiếp giảm giá của gạo Việt Nam. Giá gạo vào ngày 7/02/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 7/2/2015 so với ngày 31/12/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Campuchia

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

7/2/2015

31/1/2015

7/2/2015

31/1/2015

7/2/2015

31/1/2015

7/2/2015

31/1/2015

7/2/2015

Gạo 5%

430-440

415-425

415-425

355-365

350-360

395-405

395-405

355-365

345-355

Gạo 25%

415-425

365-375

365-375

325-335

325-335

360-370

360-370

320-330

310-320

Gạo đồ

 

410-420

405-415

 

 

390-400

390-400

400-410

395-405

Tấm

 

320-330

320-330

305-315

305-315

295-305

295-305

290-300

290-300

Gạo thơm

785-795

925-935

925-935

460-470

450-460

 

 

 

 

1.Thái Lan

Chính phủ quân sự của Thái Lan đang có kế hoạch giảm sản lượng lúa còn 33,73 triệu tấn 2016-17, giảm 4% so với mức trung bình 35,11 triệu tấn trong sáu năm qua nhằm mục đích giảm lượng gạo thặng dư và tăng giá gạo. Chính phủ sẽ khuyến khích nông dân chuyển đất lúa sang các loại cây trồng khác như mía hay mô hình canh tác kết hợp với chăn nuôi.

Chính phủ dự kiến sẽ cung cấp các khoản vay ưu đải để thực hiện mục đích chuyển 112.000 ha đất lúa sang trồng mía và 176.000 ha đất sang mô hình canh tác kết hơp chăn nuôi. Chính phủ cũng đang có kế hoạch để giảm 64.000 ha đất diện tích lúa mùa khô. Kế hoạch này nhằm mục đích cắt giảm lượng gạo thặng dư xuống còn 200.000 tấn vào niên vụ 2019-2020 so với 1,1 triệu tấn niên vụ 2016-17. Tuy nhiên, kế hoạch của Chính phủ là phải được sự chấp thuận của Ủy ban chính sách gạo.

Thái Lan dự báo sẽ trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ vào năm 2015. Đã có 8 /76 tỉnh bị hạn hán, gần 31 tỉnh khác được đang có nguy cơ cao. Chính phủ đã chi 6,8 tỷ baht (208,65 triệu USD) để chống hạn. Quỹ này được sử dụng chủ yếu để lắp đặt các máy bơm và cung cấp bồn chứa nước di động trong khu vực bị ảnh hưởng. Bộ Nông nghiệp được ước tính có 160.000 ha hay khoảng 1,3% diện tích đất lúa bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Tổng cục Thủy lợi thông báo không đủ nước tưới cho vụ mùa khô năm 2015 (từ tháng 11-4, tương đương vụ Đông xuân) và thuyết phục nông dân giảm diện tích canh tác còn một nửa. Bộ Nông nghiệp dự báo sản lượng lúa vụ mùa khô 2014-15 còn 6,7 triệu tấn (4,4 triệu tấn gạo), giảm khoảng 31% so với 9,75 triệu tấn (6,4 triệu tấn gạo) năm ngoái.

Bộ Tài chính Thái Lan đang có kế hoạch để tiếp nhận các khoản nợ liên quan đến chương trình mua lúa hỗ trợ nông dân do Chính phủ Yingluck từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) nhằm không ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng. Một nguồn tin từ Bộ Tài chính cho rằng việc chuyển nợ sẽ tương đương với việc tiếp quản nợ Quỹ Phát triển các tổ chức tài chính khoảng 1,4 nghìn tỷ baht (khoảng 430 tỷ USD) sau cơn khủng hoảng tài chính năm 1997. Bộ Tài chính dự báo tổng số thiệt hại của chương trình này từ năm 2004 đến năm 2014 đã vượt qua các ước tính trước đó là 682 tỷ baht (21tỷ USD) nếu cộng khoản khấu hao hàng năm là 10%, và giá cho thuê kho 2 tỷ baht (61,40 triệu USD) và lượng lúa bị hao hụt. Theo báo cáo kiểm toán số gạo 17,8 triệu tấn gạo, chỉ có khoảng 2,35 triệu tấn còn tốt, 14,4 triệu tấn bị vàng hơi, 694.000 tấn gạo bị hõng và 390.000 tấn gạo hao hụt.

Trong chương trình hỗ trợ phát triển lúa thơm và lúa nếp. chính phủ thiết lập mức giá cao hơn thị trường 23% đối với lúa thơm và 41% đối với lúa nếp. Cho đến nay chính phủ đã mua được 80.000 tấn lúa thơm và dự kiến sẽ nhận thêm 200.000 - 300.000 tấn trước khi kết thúc chương trình vào ngày 28/2/2015. Hầu hết các lúa gạo nếp được sử dụng cho tiêu dùng trong nước. Chương trình khuyến khích nông dân chậm đưa ra thị trường 2 triệu tấn gạo để tránh mất giá mùa thu hoạch. Giá xuất khẩu của Thái gạo 5% tấm đã giảm 5% xuống còn 405 USD/tấn so với 425 USD/tấn vào đầu năm 2014, giảm 26% so với 550 USD/tấn vào đầu năm 2013. Chính phủ hiện nay đang quan tâm đến việc bán 17 triệu gạo dự trữ  trong chương trình mua lúa giá cao của Chính phủ trước.

Từ 01-29/1/2015, Việt Nam xuất khẩu được 169.358 tấn gạo, giảm 45% so với 307.255 triệu tấn xuất vào tháng 1/2014 và giảm 64% so với 472.575 tấn gạo xuất trong tháng 12/2014. Giá gạo xuất khẩu tháng 1 đạt 457 USD/tấn (FOB), tăng 10%  so với cùng kỳ năm 2014 và giảm 4% so với tháng 12/2014.

Việt Nam đạt được thỏa thuận xuất khẩu 240.000 tấn gạo 5% tấm cho Malaysia giao từ giữa tháng 4-11/2015. Giá của thỏa thuận chưa được tiết lộ, ước tính khoảng 385 USD/tấn (FOB). Việt Nam cũng đang hy vọng sẽ giành được hợp đồng xuất khẩu 500.000 tấn gạo sang Philippines, giao giữa tháng 3-5/2015.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam vào cuối tuần trước là 360 USD/tấn , so với gạo cùng loại của Thái 405 USD/tấn, Ấn Độ 400 USD/tấn,  Myanmar 415 USD/tấn và Pakistan 360 USD/tấn. Các chuyên gia dự báo năm 2015 là năm khó khăn cho xuất khẩu gạo Việt Nam do cạnh tranh gay gắt với Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Trong khi đó, sản lượng lúa đã thu hoạch trong vụ Đông xuân ước đạt 5 triệu tấn (3,125 triệu tấn gạo), hầu hết dành cho xuất khẩu.

Malaysia là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba sau Philippines và Trung Quốc. Việt Nam xuất khẩu 470.000 triệu tấn gạo sang Malaysia năm 2014, tăng 1,5% so với 463.054 tấn năm 2013. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Việt Nam xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo năm 2015, tăng 3% so với 6,5 triệu tấn xuất khẩu trong năm 2014.

Công ty Vinafood 2 (Tổng công ty Lương thực miền Nam) đã quyết định thay đổi  phương thức thu mua lúa gạo xuất khẩu. Công ty sẽ thu mua lúa trực tiếp từ nông dân và xay xát xuất khẩu thay vì mua gạo chế biến từ các thương lái. Tổng giám đốc của công ty cho rằng quyết định là phù hợp với kế hoạch của công ty xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn cũng như giúp nông dân cải thiện thu nhập. Phương thức này cũng sẽ đảm bảo dự trữ gạo đủ cho xuất khẩu. Vinafood 2 đã thông báo bắt đầu quá trình chuyển đổi bằng cách tìm kiếm sự hợp tác từ các công ty con và các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại. Nó đã ký hợp đồng với bốn ngân hàng - MHB, LienViet Post Bank, VietBank và HD Bank - để cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các nhà cung cấp gạo và các công ty con để mua lúa từ nông dân

2. Philippines

Giá bán lẻ của gạo thường của Philippines giảm còn 39.100 peso/tấn (tương đương 880 hay 18.779 đồng/kg) vào tháng 1/2015 so với 39.350 peso/tấn (tương đương 893 hay 19.066 đồng/kg) trong tháng 12 /2014. Tương tự như vậy, giá bán lẻ của gạo đánh bóng giảm còn 42.780 peso/tấn (tương đương 960 hay 20486) tháng 1/2015 so với 42.930 peso/tấn (tương đương 960 hay 20.800 đồng) tháng 12/2014.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Philippines nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo năm 2015, tăng khoảng 10% so với 1,45 triệu tấn trong năm 2014. Sản lượng lúa đạt 19,36 triệu  tấn (khoảng 12,2 triệu tấn  gạo) trong niên vụ 2014-15 (tháng 7/2014-6/2015), tăng 3% so với 18,82 triệu tấn (1,.86 triệu tấn, gạo) niên vụ trước. Tổng số gạo dự trữ ở Philippines vào 01/1 năm 2015 đạt 2,66 triệu tấn, giảm 12% so với 3,03 triệu tấn vào tháng 12 năm 2014, và tăng 25% so với 2,13 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Philippines sẽ xuất khẩu khoảng hai tấn nếp than hữu cơ sang Mỹ trong tháng 2/2015. Nếp sẽ được đóng thành bao 0,45 kg và 2,25 kg phù hợp với các thông số kỹ thuật của Mỹ

3. Pakistan

Pakistan đã xuất khẩu được 1,7 triệu tấn gạo (gồm gạo basmati và gạo thường) trị giá 914,37 triệu USD trong sáu tháng đầu niên vụ 2014-15 (tháng 7/2014-6/2015). Trong đó có 304.294 tấn gạo basmati trị giá 347 triệu USD. Tiểu vương quốc Á rập Thống nhất chiếm 17% (51.452 tấn), Oman chiếm 11% (33.863 tấn gạo). Vương quốc Anh (33.842 tấn), Á Rập Saudi (26.145 tấn), Yemen (19.947 tấn), Bỉ (12.091 tấn). Ngoài ra còn có 1,4 triệu tấn gạo gạo thường trị giá 567,30 USD. Kenya chiếm 20% (277.648 tấn gạo) Trung Quốc chiếm 11% ( 158.351 tấn.

Dự trữ gạo basmati của Pakistan đã tăng kể từ năm 2011 do mở rộng diện tích và xuất khẩu giảm. Pakistan sản xuất mỗi năm 1 triệu tấn gạo thơm basmati, nhưng xuất khẩu giảm do gặp phải cạnh tranh gạo Ấn Độ. Xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã giảm còn 630.035 tấn năm 2014 so với 968.941 tấn năm 2012 và 1 triệu tấn năm 2011. Hiện nay, Pakistan còn 600.000 tấn gạo basmati và sẽ bổ sung 400.000 tấn năm nay đẩy mức gạo tồn kho lên 1 triệu tấn vào cuối năm 2015.

Vào tháng 1/2015, giá xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã giảm 1% xuống còn 876 USD/tấn (18.643 đồng/kg) so với 885 USD/tấn (18.834 đồng/kg) vào tháng 12/2014, và giảm  37%  so với 1,396 USD/tấn (29709 đồng/kg) cùng kỳ năm 2014.

4. Nhật Bản

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Nhật Bản nhập khẩu 700.000 tấn gạo năm 2015, tăng khoảng 8% so với 650.000 tấn trong năm 2014. Sản lượng năm 2014 đã giảm 2% chỉ còn 7,679 triệu tấn so với 7,832 triệu tấn năm 2013, do diện tích canh tác giảm 1,5% còn 1,573 triệu ha.

5. Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã quyết định tiếp tục các chính sách dự trữ gạo quốc gia năm 2015 cũng như duy trì giá sàn thu mua lúa như năm 2014. Giá sàn thu mua lúa mới hạt dài là 432 USD/tấn (9.218 đồng/kg), lúa cũ hạt dài 442 USD/tấn (9.432 đồng/kg) và hạt tròn (lúa nhật Japonica) 496 USD/tấn (10585 đồng/kg). Việc mua lúa của nông dân với giá nêu trên đã tích lũy lượng gạo tồn kho rất lớn, lên đến 99,9 triệu tấn theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO .

6. Hàn Quốc

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Hàn Quốc nhập khẩu 560.000 tấn gạo niên vụ 2014-15 (11/2014-10/2015), trong đó có 408.000 tấn gạo nhập khẩu hạn ngạch của WTO năm 2015, trong đó nhập khẩu từ Mỹ 150.000 tấn.

7. Campuchia

Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (Campuchia Federation Rice - CRF) quyết định thu lệ phí xuất khẩu gạo đối với các doanh nghiệp nhằm phát triển ngành lúa gạo xuất khẩu. Khi xuất khẩu gạo, các thành viên phải đóng góp 0,50 USD/tấn đối với gạo trắng thường  và 1 USD/tấn đối với gạo thơm.

Quỹ này sẽ được sử dụng cho huấn luyện nông dân trồng lúa, quảng bá trên truyền hình và báo chí, cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại gạo Campuchia ở nước ngoài. Hiện Liên đoàn cần 777.000 cho sự phát triển của ngành lúa gạo. Tuy nhiên, lệ phí này có khả năng làm làm tăng chi phí xuất khẩu hoặc buộc doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận thấp hơn, làm giảm sức cạnh tranh gạo của Campuchia trên thị trường thế giới và làm giảm số lượng gạo xuất khẩu.

Năng lực xay xát yếu và thiếu vốn là trở ngại lớn đối với Campuchia nhằm hoàn thành 1 triệu tấn gạo xuất khẩu vào năm 2015. Đây là mục tiêu được xây dựng từ 2010, đến năm 2014 chỉ xuất khẩu chính thức được 387.000 tấn vào năm 2014. Hầu hết số gạo được xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc qua biên giới phía bắc với Thái Lan và Việt Nam. Sản lượng lúa của Campuchia đạt 9 triệu tấn qui ra 5,8 triệu tấn gạo, trong đó tiêu dùng trong nước mất 3 triệu tấn, lượng gạo còn lại dành cho xuất khẩu. Campuchia có năm thị trường chính: Pháp, Ba Lan, Malaysia, Trung Quốc và Hà Lan. Chính phủ đang tìm kiếm thị trường mới như Nga. Trung Quốc đã đồng ý mua 100.000 tấn gạo của Campuchia, giao hàng từ tháng 8/2014 - 4/2015. Cho đến nay, Campuchia đã giao được 70.000 tấn .

8. Indonesia

Sản lượng lúa năm 2015 lúa của Indonesia dự kiến sẽ đạt  71,28 triệu tấn, tăng  0,95% so với  70,6 triệu tấn năm 2014. Trong khi dự kiến ban đầu là  73,40 triệu tấn do hạn hán kéo dài. Chính phủ đang có kế hoạch để đảm bảo sản lượng không giảm dù hạn hán. Bộ Nông nghiệp đã chi 2,38 tỷ USD (30.000 tỷ Rupee) để tài trợ cho các chương trình như phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, phân phối hạt giống và phân bón, kiểm soát dịch hại cũng như mở rộng diện tích trồng lúa. Chính phủ đang có kế hoạch mở thêm 2,6 triệu ha để nâng diện tích trồng lúa lên 15-16 triệu ha. Ngưng nhập khẩu gạo có nguy cơ đẩy giá gạo trong nước tăng cao.

nguồn: bancuanhanong.vn

 Tags: giá gạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập845
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại787,778
  • Tổng lượt truy cập93,165,442
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây