Học tập đạo đức HCM

Thúc đẩy xuất khẩu rau, quả

Thứ tư - 15/11/2017 19:25
Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu (XK) mặt hàng rau, quả - một trong những điểm sáng XK thời gian qua với kim ngạch tăng trưởng rất mạnh.

Chế biến vải thiều xuất khẩu

Duy trì tốc độ tăng trưởng

Liên tục lập kỷ lục trong thời gian gần đây với kim ngạch XK duy trì tăng trưởng cao, sau 10 tháng đầu năm, kim ngạch XK rau, quả (phần lớn là trái cây) đã đạt khoảng 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Theo đánh giá của bà Dương Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), rau, quả chính là một trong những điểm sáng XK và dần trở thành một trong những mặt hàng chủ lực của nhóm nông - lâm - thủy sản. 

XK trái cây tiếp tục trở thành vấn đề "nóng" khi tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã nêu ý kiến nên xếp rau, quả là 1 trong 12 mặt hàng XK chủ lực. Ý kiến này thực sự đáng lưu tâm, bởi trong 5 năm gần đây, XK rau, quả liên tục tăng trưởng ở mức cao. Cụ thể, kim ngạch XK mặt hàng này đã tăng từ gần 900 triệu USD năm 2012 lên 2,45 tỷ USD năm 2016, có thể đạt kỷ lục với 3 tỷ USD năm 2017. Đến năm 2022, kim ngạch XK rau, quả có thể tăng lên 10 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, có được kết quả XK như vậy không phải điều dễ dàng. Trong hàng chục năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, đàm phán XK rau, quả với các nước; đồng thời, phối hợp các ngành hàng để tổ chức nhiều hội chợ, chào hàng tại nước ngoài. Có những thị trường phải mất trung bình từ 5 - 7 năm mới đàm phán thành công việc cấp phép nhập khẩu… 

Với những nỗ lực kể trên, đến nay, rau, quả Việt Nam đã thâm nhập được vào nhiều thị trường có yêu cầu chất lượng cao như: Hoa Kỳ (đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột trắng và đỏ, chôm chôm, nhãn, vải); Nhật Bản (thanh long ruột trắng và đỏ, xoài); Hàn Quốc (thanh long ruột trắng, đỏ, xoài); New Zealand (xoài, thanh long ruột trắng và đỏ); Australia (vải, xoài)… Hiện, rau, quả Việt Nam đã có mặt tại 60 quốc gia trên thế giới. 

Tối đa hóa giá trị

Dư địa để ngành rau, quả gia tăng kim ngạch XK còn rất lớn. Do đó, cần thiết phải triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục thu được giá trị cao nhất từ XK mặt hàng này.

Cụ thể, theo các chuyên gia, điều quan trọng hàng đầu là cần xây dựng thương hiệu cho rau, quả XK. Bởi hiện nay, giống như nhiều mặt hàng nông sản khác, cả nước mới chỉ có vài loại rau, quả xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý. Trong khi đó, muốn được bạn hàng thế giới biết đến và thu được lợi ích lớn nhất, phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm. Để làm được điều này, phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao; nông sản không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu... Đặc biệt, cần quan tâm đến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm. Xây dựng những chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm XK.

Về phía Bộ Công Thương, hiện nay, Bộ đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan đàm phán, tiếp tục mở rộng thị trường cho các loại rau, quả như: Chanh leo XK sang châu Âu; thanh long ruột đỏ sang Nhật Bản; chanh leo, nhãn sang Australia... Đồng thời, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch các vùng trồng rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường. 

Trong câu lạc bộ XK tỷ USD, rau, quả hiện đã đứng trên dầu thô; sản phẩm từ chất dẻo; gạo; sắt, thép các loại, sản phẩm từ sắt thép...

Tác giả bài viết: Đỗ Phương

Nguồn tin: baocongthuong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập340
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm335
  • Hôm nay33,335
  • Tháng hiện tại159,897
  • Tổng lượt truy cập85,066,933
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây