Học tập đạo đức HCM

Tiềm năng nuôi cá bỗng thương phẩm

Thứ tư - 29/07/2015 21:31
(Thủy sản Việt Nam) - Mấy năm nay nuôi cá bỗng ở một số tỉnh miền núi cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp quy mô hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Đặc điểm sinh học

Cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) có thân dài dẹp hai bên, lưng hơi cong, hình thoi. Bụng tròn, đỉnh đầu hơi lồi. Mõm tù hơi nhô về phía trước, ở một số tiêu bản mõm có kết hạt nhỏ trắng kéo dài đến dưới mũi. Da mõm dày, phủ lên rãnh mõm. Có hai đôi râu, râu hàm dài bằng 1,5 - 1,6 lần đường kính mắt. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn và tương đối lớn nằm ở phía trên và nửa dưới của đầu, khoảng cách hai mắt rộng phẳng hoặc hơi lồi. Môi rất dày, môi trên và môi dưới liền nhau ở mép miệng. Rãnh sau môi dưới nông, không liên tục mà ngắt quãng ở giữa. Hàm trên hơi nhỏ hơn hàm dưới. Màng mang liên kết với eo mang. Lược mang thưa ngắn. Răng hầu dẹp bên, đỉnh hơi cong.

Vây lưng có tia gai cứng, phần nhọn mềm và phía sau có răng cưa, viền sau lõm, vây ngực chưa tới vây bụng, vây bụng chưa tới vây hậu môn. Vẩy tương đối lớn, sắp xếp đều. Gốc vây bụng có vảy nách, dài bằng 2/5 chiều dài vây bụng. Lưng cá màu xám, nhạt dần về phía bụng. Bụng hơi vàng. Các vây màu xám. Hai má hơi hồng.

Cá bỗng phân bố ở các tỉnh phía Nam tỉnh Vân Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam, cá sống ở trung và thượng lưu các sông lớn ở các tỉnh phía Bắc dọc theo sông Hồng (Yên Bái trở lên), sông Lam (Con Cuông, Cửa Rào), sông Thu Bồn, sông Trà Khúc (Nam Trung bộ), cá thích hợp với những nơi nước chảy.

 

Triển vọng nuôi

Mô hình nuôi cá bỗng được phát triển trong những năm gần đây ở một số tỉnh miền núi như: Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, nơi có nguồn nước mát, sạch. Ưu điểm lớn nhất của nuôi thương phẩm cá bỗng là sức đề kháng với bệnh tốt, chi phí đầu vào thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nuôi được với mật độ cao, có đầu ra tương đối ổn định. Do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp nhiều hộ dân một số tỉnh miền núi thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Có thể nuôi thương phẩm với nhiều hình thức khác nhau như trong ao, hồ, lồng, bè. Phổ thức ăn của cá bỗng rộng, là loài ăn tạp và ăn rất nhiều, nguồn thức ăn chủ yếu gồm giun, cá vụn nước ngọt và đồ phế thải của chăn nuôi, có thể tận dụng bèo, thân chuối băm nhỏ, rau nên chi phí thức ăn nuôi thương phẩm khá thấp. Ngoài ra có thể sử dụng thức ăn tự chế với hàm lượng đạm từ 30 - 35%. Mật độ nuôi trong lồng có thể 60 - 70 con/m3 và giảm dần theo từng giai đoạn phát triển của cá, mật độ nuôi ao từ 5 - 7 con/m2 là tốt nhất. Để tận dụng diện tích mặt nước, có thể nuôi ghép cá bỗng với một số loài cá khác trong lồng như cá trắm đen, cá chiên, cá ngạnh.

Cá bỗng giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích. Cá có tốc độ tăng trưởng tương đối cho đến giai đoạn 3 kg, từ cỡ 3 kg trở đi cá phát triển chậm, trong điều kiện nuôi lồng, từ cỡ cá giống 6 con/kg, sau 1 năm cá đạt trọng lượng trung bình 1,2 - 1,5 kg, sau 2 năm cá đạt trọng lượng 2,2 - 2,5 kg. Hiện nay giá bán trên thị trường khoảng 150.000 - 200.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong phát triển nghề nuôi cá bỗng là khó khăn trong sản xuất con giống, do cá bỗng thành thục muộn, nuôi khoảng 10 năm mới bắt đầu sinh đẻ. Hơn nữa khi ương cá bỗng có tỷ lệ sống thấp, khoảng 30 - 40%. Vì vậy, mặc dù có nhiều đơn vị đã sản xuất thành công nhân tạo giống cá bỗng nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp ra thị trường. Nguồn cung cấp giống cá bỗng ở một số địa phương còn phụ thuộc vào tự nhiên.

>> Theo Chi cục Thủy sản Hòa Bình, cá bỗng hiện là một trong những đối tượng nuôi lồng chính của tỉnh, mỗi năm có thể cung cấp ra thị trường 5 - 6 tấn cá thương phẩm.

Nhật Minh
Thủy sản Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập541
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,291
  • Tổng lượt truy cập92,022,020
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây