Học tập đạo đức HCM

Tiêu rớt giá, nhà vườn và doanh nghiệp gặp khó

Thứ hai - 24/07/2017 20:51
Nhà vườn và doanh nghiệp thu mua tiêu ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đang rất lo lắng và đứng trước nguy cơ lỗ nặng do giá tiêu liên tục giảm sâu.
Anh Trần Quốc Dương, chủ vườn tiêu ở ấp 4, xã Cửa Cạn (H.Phú Quốc), cho biết vụ tiêu thu hoạch sau Tết Nguyên đán năm 2017, người trồng tiêu ở đây bán ra tại vườn từ 120.000 - 130.000 đồng/kg tiêu đen, nhưng thời điểm này chỉ còn 75.000 - 80.000 đồng/kg. Do giá tiêu xuống thấp nên gia đình anh vẫn còn cất giữ trên 2 tấn tiêu hạt, bởi nếu xuất bán với giá thời điểm này sẽ lỗ nặng. “Tôi không nợ ngân hàng nên không sợ nhưng còn những bà con mới trồng, mới thu hoạch được tiêu thì với lãi ngân hàng, tiền phân bón mà bán giá này sẽ phải chịu lỗ”, anh Dương nói.
Cũng theo anh Dương, mặc dù giá hồ tiêu giảm nhưng chi phí thuê nhân công lao động lại không giảm. Nếu giá tiêu vẫn không tăng buộc người nông dân phải tự làm hết mọi việc nhằm lấy công làm lời để giảm bớt thua lỗ.
Tiêu xuống giá không chỉ gây khó khăn cho các nhà vườn mà nhiều hộ thu mua cũng lỗ nặng. Cơ sở thu mua tiêu Sáng Lợi ở KP.5, TT.Dương Đông hiện vẫn còn tồn đọng trên 30 tấn tiêu hạt chưa xuất bán được do giá xuống thấp. Anh Hồ Thành Sáng, chủ cơ sở, cho biết đã thu mua tiêu với giá 120.000 - 130.000 đồng/kg ngay giữa vụ thu hoạch, nếu bán ra ở thời điểm này thì sẽ lỗ trên 1 tỉ đồng. “Giá thị trường xuất khẩu từ đầu vụ đến nay liên tục sụt giảm. Doanh nghiệp trên đảo đầu vụ mua vào giá cao nhưng bây giờ giá thấp không xuất đi được. Hiện cả nhà vườn và doanh nghiệp trên đảo đang rất khó khăn”, anh Sáng nói.
Theo thống kê, đến nay H.Phú Quốc có gần 500 ha tiêu, trong đó có 70% diện tích đang thu hoạch, sản lượng trên 1.200 tấn. Tuy nhiên, cách canh tác truyền thống từ khâu làm đất, phân bón, công chăm sóc tỉ mỉ mà nông dân Phú Quốc đang áp dụng đã đẩy chi phí giá thành tiêu Phú Quốc tăng cao hơn. Vì vậy, khi giá tiêu lao dốc đã khiến các chủ vườn tiêu trên đảo gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn vốn để tái đầu tư sản xuất.

Theo Xuân Lam/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập529
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại189,120
  • Tổng lượt truy cập88,867,454
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây