Theo chị Nguyễn Thị Út (xã Nam Dương, Lục Ngạn, Bắc Giang), mặc dù năm nay người trông vải mất mùa so với năm trước, nhưng giá cả lại tương đối cao. Hiện tại, vải Thanh Hà có giá bán từ 38.000 - 47.000 đồng/kg; vải u hồng có giá 25.000 – 30.000 đồng/kg; vải thiều có giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg; đối với vải u thâm, vải thường có giá 15.000 – 20.000đồng/kg. Vào chính vụ, chắc chắn giá vải sẽ xuống thấp hơn một chút, nhưng so với giá năm 2015 thì cao hơn rất nhiều. “Năm nay vải thiều được giá, nhưng lại mất mùa. Tuy nhiên, người dân huyện Lục Ngạn rất vui mừng, vì vải Lục Ngạn hiện không chỉ được bán tại các thị trường trong nước và thị trường truyền thống là Trung Quốc, mà vải còn được xuất sang một số thị trường châu Âu, Mỹ, Úc…Đặc biệt, người dân hiện nay rất có ý thức bảo vệ thương hiệu vải Lục Ngạn, cũng như đã những định hướng rõ ràng trong việc trồng vải thiêu tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP. Chúng tôi buộc phải thay đổi cách trồng trọt, chăm sóc để bảo vệ thương hiệu vải Lục Ngạn, có như vậy chúng tôi mới phát triển bền vững được và không còn phải lo đến việc được mùa mất giá hay được giá mất mùa nữa” – chị Út cho hay.
Vải thiều Lục Ngạn thay đổi tích cực trước sự giảm sút uy tín của thị trường nông sản Việt.
Đi sâu vào phân tích, ông Chu Văn Báo - Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho hay: “Có thể nói, chưa năm nào hoạt động xuất khẩu vải thiều tại Lục Ngạn lại diễn ra sôi động như năm nay. Có được thành công này, một phần là nhờ sự áp dụng bài bản của người nông dân trong phương thức trồng trọt, chăm sóc. Mặt khác, đó là nhờ sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, thương nhân. Năm nay, ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, vải thiều Lục Ngạn đã tiếp cận được một vài thị trường mới và khó tính như: Mỹ, Úc, Pháp, Anh…chính hiệu ứng từ việc tiếp cận được các thị trường khó tính này, đã tác động mạnh mẽ đến việc tiêu thụ, thu mua của các doanh nghiệp, đưa giá thành sản phẩm tăng lên và ổn định”. Cũng theo ông Báo, hiện nay ở Hà Nội đã có trung tâm chiếu xạ vải, đây có lẽ là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và đạt tiêu chuẩn an toàn khi vào các thị trường khó tính, giảm được tối đa giá thành kiểm định.
Tuy nhiên, việc vào được thị trường của Mỹ hay Úc…cũng là một trong những vấn đề nan giản, bởi lẽ, hiện tại, riêng Mỹ họ đã khoanh vùng và có 18 mã (18 khu vực) được lựa chọn để áp dụng trồng, chăm sóc và xử lý quả vải an toàn theo tiêu chuẩn của Mỹ. Ngoài ra, với Úc lại có tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm riêng, vì thế, để làm hài lòng các thị trường với nhiều tiêu chuẩn khác nhau là rất khó. “Để đáp ứng được nhu cầu của đối tác, chúng tôi thường xuyên có những lớp tập huấn nâng cao chăm sóc cây vải cho người dân, đồng thời cung cấp tài liệu, thời gian tiêu diệt sâu bệnh…để người dân nắm bắt được quy trình chăm sóc khép kín, theo đúng tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP đưa ra. Có làm tốt điều này, tức là người dân đã làm tốt việc bảo vệ tốt thương hiệu của mình”- ông Báo chia sẻ.
Có thể nói, đến nay vải thiều Lục Ngạn đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường nội địa và đang dần vươn ra thị trường quốc tế, được thị trường quốc tế đón nhận. Để làm được điều đó, trước hết là nhờ Lục Ngạn đã làm tốt công tác liên kết 3 nhà, thứ đến chính là ý thức của người dân trong việc tự bảo vệ thương hiệu của mình.
Đỗ Đạt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;