Học tập đạo đức HCM

Vải thiều sớm được giá, nông dân Tây Nguyên thu lãi "khủng"

Thứ ba - 15/05/2018 05:54
Do thu hoạch sớm hơn vải thiều miền Bắc khoảng 1 tháng nên trái vải ở Tây Nguyên hiện gần như chiếm vị trí độc tôn trên thị trường. Giá bán cao, người dân thu lãi khủng khiến nhiều người đang có ý định đầu tư vào cây trồng này.


 
 

Là một trong những người tiên phong phá mía trồng vải ở thôn 3, xã EaPil, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk, anh Đỗ Đình Trung (sinh năm 1993) đang thu mùa quả ngọt. Hơn 3 năm trước, thấy giá mía bấp bênh, lợi nhuận thấp, Trung mạnh dạn phá bỏ ruộng mía đầu tư trồng vải thiều. “Lúc ấy là làm liều, may mà trúng”, Trung giải thích cho quyết định của mình.

 vai thieu som duoc gia, nong dan tay nguyen thu lai 'khung' hinh anh 1

Anh Đỗ Đình Trung phấn khởi vì vải được giá.

Năm nay, 1,5ha vải của Trung đã cho thu hoạch, sản lượng đạt khoảng 20 tấn. Suốt mấy ngày nay, vườn nhà Trung luôn tấp nập thương lái đến thu mua. Với giá bán bình quân 39.000 – 40.000 đồng/kg, Trung có thu nhập 700 – 800 triệu đồng, trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 500 - 600 triệu đồng.

Trung cho biết thêm, ở xã EaPil hiện mới có vài hộ trồng vải với diện tích trên dưới 10ha, phần lớn diện tích này đều đã cho thu hoạch với lợi nhuận khá cao, gấp rất nhiều lần trồng mía.

 vai thieu som duoc gia, nong dan tay nguyen thu lai 'khung' hinh anh 2

Gia đình anh Trung đang có 1,5ha vải, vụ này thu được 20 tấn, bán với giá 39.000 - 40.000 đồng/kg, anh thu lãi 500 - 600 triệu đồng.

“Trước đây, xã tôi chủ yếu trồng mía nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy đường Ninh Hòa, nhưng lợi nhuận từ mía rất thấp, chỉ đạt khoảng 20 triệu đồng/ha nên nhiều hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, riêng tôi mạnh dạn trồng vải. Rất may cây vải phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây nên dễ trồng, tốn ít công chăm sóc”, Trung chia sẻ.

Vải thiều trồng trên đất EaPil cho chất lượng thơm, ngon, ngọt, vỏ mỏng cùi dày như vải trồng trên đất Bắc nên được thị trường rất ưa chuộng.

 vai thieu som duoc gia, nong dan tay nguyen thu lai 'khung' hinh anh 3

Thương lái phân loại, thu mua vải trong vườn nhà anh Trung.

Nhìn thấy lợi nhuận “khủng” từ cây vải, hiện nhiều nông dân trong xã EaPil đã rục rịch phá bỏ mía để trồng vải. Trung tiết lộ: “Diện tích vải mới trồng trong xã tương đối nhiều, bà con trong xã cũng đến vườn nhà tôi đặt mua cây giống với số lượng lớn”.

Được biết, thời gian qua, Trung đã chiết được 10.000 cành vải giống, với giá bán bình quân 25.000 đồng/cành, Trung thu lãi khá.

 vai thieu som duoc gia, nong dan tay nguyen thu lai 'khung' hinh anh 4

Anh Trung đang chiết cành để bán cho người dân trong vùng.

Vải đang là cây trồng cho lợi nhuận khá cao ở Tây Nguyên, chính vì vậy, thời gian qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm của nông dân, rất nhiều người ở khu vực này chia sẻ có nhu cầu mua cành vải giống. Dù giá không hề rẻ (25.000 – 35.000 đồng/cành) nhưng sức mua vẫn rất lớn.

Những năm gần đây, cây vải thiều được nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lựa chọn để chuyển đổi cây trồng trên những vùng đất xấu, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện, toàn tỉnh có hơn 300ha vải thiều, tập trung chủ yếu ở các huyện Ea Kar, Krông Năng, M’ Đrăk, thị xã Buôn Hồ… Còn nếu cả vùng Tây Nguyên thì chưa thể thống kê hết diện tích.

 vai thieu som duoc gia, nong dan tay nguyen thu lai 'khung' hinh anh 5

Chất lượng vải ở EaPil khá tốt nên được thương lái ưa chuộng.

Nhưng dù mang lại hiệu quả kinh tế cao thì đến thời điểm này, vải vẫn là cây trồng khá mới mẻ ở Tây Nguyên (cây vải bén rễ đất Tây Nguyên được khoảng 20 năm), kỹ thuật chăm sóc không đơn giản, đòi hỏi sự tỉ mỉ, đúng cách thì cây mới ra hoa, đậu quả, cho năng suất theo ý muốn.

Tuy vậy, đến nay, vẫn chưa có một quy trình kỹ thuật chuẩn cho việc trồng, chăm sóc cây vải ở Tây Nguyên. Tất cả đều do bà con tự học hỏi lẫn nhau chứ chưa nhận được sự hướng dẫn,  hỗ trợ nào từ phía cơ quan chức năng. Chính vì vậy, bà con nông dân cần bình tĩnh, không nên nôn nóng mở rộng diện tích để tránh dẫm phải “vết xe đổ” như nhiều cây trồng khác, mà tiêu đang là bài học nhãn tiền.

Theo Danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập529
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm521
  • Hôm nay74,450
  • Tháng hiện tại810,560
  • Tổng lượt truy cập93,188,224
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây