Học tập đạo đức HCM

Vẫn lơ là xây dựng thương hiệu nông sản

Chủ nhật - 04/01/2015 07:59
Mặc dù nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, nhưng có đến hơn 80% lượng nông sản của nước ta chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác... Đây chính là bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường rất yếu và gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.

Bị nước ngoài thâu tóm

Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ), trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, mới có khoảng 15% là của các doanh nghiệp (DN) trong nước và có đến hơn 80% hàng nông sản của ta được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Tương tự, tại thị trường trong nước cũng có khoảng 80% sản phẩm nông sản được tiêu thụ mà không hề có nhãn hiệu. Chính vì chưa có tên tuổi nên nhiều loại nông sản cạnh tranh rất kém khi ra thị trường lớn và nhanh chóng bị DN nước ngoài thâu tóm.


Hầu hết chè xuất khẩu của Việt Nam là dưới dạng thô, không có thương hiệu. 
 
Một ví dụ điển hình: Ngành chè Việt Nam cũng đang được xếp thứ 5 thế giới, nhưng chỉ vì không chú trọng tới xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nên giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ đạt 1.698 USD/tấn (tháng 11.2014), bằng một nửa giá chè bình quân của thế giới. Một số DN tại Anh, sau khi mua chè của nước ta về tinh chế, họ đã bán ra thị trường với giá 9.800USD/tấn. Ông Đoàn Anh Tuân – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết: Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do 98% lượng chè xuất khẩu của chúng ta ở dạng thô, đóng bao 50kg, trong khi thương hiệu thường chiếm tới 40 – 60% giá trị sản phẩm.

 

Tại Hội nghị quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam được Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Reindert Dekker – chuyên gia của Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển (Bộ Ngoại giao Hà Lan) thẳng thắn chỉ ra: “Cái thiếu của Việt Nam hiện nay là thương hiệu và xuất khẩu thô quá nhiều, điều đó làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Ví dụ như cà phê, gạo, mặc dù các bạn đứng nhất nhì thế giới, nhưng các bạn vẫn để cho các nước khác thâu tóm về giá, thường bị động trong giao dịch. Do đó, các DN cần liên kết để tạo thế chủ động và xây dựng cho mình một thương hiệu đủ mạnh, bền vững”.

Cũng theo Bộ Khoa học- Công nghệ, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng nông sản của DN Việt Nam đã bắt đầu có chuyển biến từ năm 2000 trở lại đây – thời điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt là sau một số vụ DN bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài thì hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã có sự cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, theo TS Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế cao cấp, ý thức xây dựng chiến lược thương hiệu của các DN Việt Nam vẫn còn rất kém, nhất là các DN kinh doanh nông sản. Theo đó, chỉ có khoảng 32% DN trong tổng số DN xuất khẩu nông sản có chiến lược cụ thể, 45% không có chiến lược rõ ràng.

3 giải pháp căn bản

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam - ông Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ, trong chuyến đi Mỹ mới đây, khi vào một siêu thị ông đã cố gắng tìm kiếm những bao gạo “Made in Vietnam”, nhưng đáng tiếc là chỉ thấy gạo Thái Lan; tương tự, chúng ta vẫn tự hào khi quả chôm chôm đã vào được thị trường Mỹ từ mấy năm nay, nhưng thực tế trong siêu thị chúng cũng không có tên tuổi gì. “Chúng ta vẫn luôn nói về việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho các nông sản hàng đầu, nhưng có bàn bạc mà không có thay đổi, vẫn chủ yếu bán nguyên liệu thô, chưa tạo được một thương hiệu nào uy tín trên bản đồ xuất khẩu nông sản thế giới” – ông Châu nói.

Một kết quả nghiên cứu của Công ty TNHH Nghiên cứu thị trường định hướng (TP.HCM) cho thấy, có 3 loại nông sản mà người tiêu dùng thường mua loại có nhãn hiệu là gạo, cà phê, nước mắm và 85% số người được hỏi cho biết sẽ chấp nhận trả giá chênh lệch từ 5 – 10% để mua được sản phẩm nông sản có thương hiệu.

Trao đổi với phóng viên NTNN, PGS-TS Vũ Trọng Khải – chuyên gia độc lập về nông nghiệp, nông thôn cho biết, muốn xây dựng được thương hiệu, trước hết mỗi sản phẩm phải thỏa mãn 3 điều kiện: Đạt đến một khối lượng đủ lớn và ổn định, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giá bán cạnh tranh; tổ chức kênh phân phối bảo đảm lợi ích hài hòa, hợp lý với tất cả các chủ thể tham gia. Ông Khải nhấn mạnh: “Trước mắt, chúng ta nên chọn một vài mặt hàng nổi bật để xây dựng thương hiệu chứ không nên làm tràn lan, và DN phải là người xây dựng thương hiệu chứ không phải Nhà nước, hay nông dân”.

Ông Khải đưa ra 3 giải pháp căn bản để xây dựng thương hiệu nông sản bền vững. Thứ nhất, DN phải chủ động tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Thứ hai, cần có các trang trại gia đình sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, được hình thành trên cơ sở tích tụ ruộng đất và cơ giới hóa để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho DN chế biến, và tổ chức sản xuất theo hợp đồng. Thứ ba, theo ông Khải, các chủ trang trại liên kết thành lập HTX, tổ hợp tác để làm cầu nối giữa DN chế biến và các trang trại, đồng thời cũng có thể trở thành đối tác làm ăn với DN. Về phía Nhà nước, cần tạo ra khung pháp lý để các giải pháp trên được thực thi thuận lợi.

Theo danviet.vn

 Tags: nông sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập580
  • Hôm nay93,389
  • Tháng hiện tại829,499
  • Tổng lượt truy cập93,207,163
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây