Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Ipsos Business Consulting, tổng nguồn cung heo thịt tại Việt Nam ước tính đạt khoảng 41 triệu con trong năm 2018, dù nhiều trang trại sẽ quay trở lại việc chăn nuôi heo khi thị trường được cân bằng hơn. Mặc dù tăng so với 2017 nhưng con số này chỉ bằng khoảng 75% năm 2016.
Với nhu cầu tiêu thụ thịt heo nội địa vẫn tiếp tục tăng đều, trong khi nguồn cung sẽ tăng ở mức khống chế, dẫn đến số heo thịt dư thừa trên thị trường có khả năng sẽ giảm từ 7,05 triệu con năm 2016 xuống 200.000 con khi kết thúc 2017 và chỉ còn khoảng 100.000 con năm 2018.
Lượng heo dư thừa dự kiến chỉ còn khoảng 100.000 con vào năm 2018, so với mức 7,05 triệu con tại năm 2016. Ảnh: Ipsos Business Consulting
Sản lượng nhập khẩu thịt heo dù chiếm tỷ lệ không đáng kể nhưng có thể sẽ tăng nhẹ trong tương lai nhờ vào việc xóa bỏ thuế nhập khẩu thịt heo của hiệp định EVFTA và AEC. Tỷ lệ này được ước tính chiếm khoảng 1,2% của tổng nguồn cung trong năm 2018.
Theo đánh giá của đơn vị này, đàn heo nái Việt Nam được khống chế tăng ở mức ổn định, nguồn cung so với nguồn ra thị trường của heo thịt sẽ được cân bằng hơn trong tương lai gần, và sẽ đẩy giá heo hơi tại trại tăng trở lại.
Tuy nhiêu, Ipos cũng đưa ra cảnh báo nếu thiếu chặt chẽ trong việc triển khai cắt giảm đàn nái khiến nhiều trại sẽ đánh giá việc tăng giá này như một dấu hiệu để tái và tăng đàn nái của họ, "vòng khủng hoảng thị trường sẽ tiếp tục diễn biến".
Với tình hình xuất khẩu heo hơi theo đường tiểu ngạch, Ipos cho rằng sẽ khó phục hồi và trở lại lạc quan như trước đây. Tổng số heo hơi xuất khẩu theo đường tiểu ngạch ước tính vẫn giữ ở mức thấp tầm khoảng 2,41 triệu con trong năm 2018.
Chỉ tính riêng 3 năm gần đây, lượng heo xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt hơn 31 triệu con. Trong năm 2016, số lượng heo xuất tiểu ngạch đạt 12 triệu con, tương đương mỗi ngày xuất đi khoảng 33.000 con.
Nguồn cung heo nội địa của Trung Quốc bị thiếu hụt trầm trọng, ảnh hưởng một phần bởi kế hoạch 5 năm - cải tổ quy mô và di dời trang trại nuôi heo ra khỏi khu vực thương mại và đông dân cư - của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Vì vậy, các thương lái Trung Quốc đã tích cực thu mua heo hơi Việt Nam, và dẫn đến sự tăng đột biến của giá thịt heo hơi Việt Nam tại trại trong hai năm qua.
Tuy nhiên, khi "bong bóng" nhu cầu thịt heo từ Trung Quốc sụt giảm đã khiến ngành chăn nuôi trong nước rơi vào khủng hoảng. Giá thịt heo liên tục giảm mạnh từ cuối 2016, đến đầu năm 2017 giá heo hơi xuất chuồng tại một số tỉnh đứng đầu cả nước về chăn nuôi đã xuống mức khoảng 22.000-28.000 đồng một kg, giảm 40% so với giá bình quân năm 2016.
Theo ước tính của Ipos, việc xuất heo hơi theo đường tiểu ngạch năm 2017 chỉ còn khoảng 2,41 triệu con, giảm 80% so với 2016. Trong kịch bản tiêu cực, lượng heo hơi xuất đi có thể chỉ đạt khoảng 1,17 triệu con.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;