Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu tôm Việt Nam, dễ mà khó

Thứ sáu - 30/12/2016 04:03
(Thủy sản Việt Nam) - Nhiều năm nay, Việt Nam vẫn là một nước sản xuất và xuất khẩu tôm lớn của thế giới, trong đó, chủ yếu nhờ lợi thế về những sản phẩm giá trị gia tăng đối với tôm sú cỡ lớn. Tuy nhiên, nhiều rào cản đã khiến con tôm gặp không ít khó khăn trên hành trình xuất ngoại.

Lớn nhưng chưa mạnh

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, đã có gần 30 tỷ USD mà Việt Nam thu về từ các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, trong đó, đóng góp nhiều nhất là thủy sản với hơn 6,4 tỷ USD, tăng 7% so cùng kỳ năm 2015; trong đó, có sự đóng góp không nhỏ từ con tôm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang bước đi trong vị thế của một người khổng lồ bằng đôi chân đất sét.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2015, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu tôm của thế giới, chiếm 14% tổng thị phần.         Theo ông Hòe, trong những năm tới, con tôm vẫn có những nhiều điều kiện tốt để tiếp tục tăng trưởng. Bởi, giai đoạn 2016 - 2018 là thời gian mà đa số các hiệp định thương mại thế hệ mới đã và sẽ có hiệu lực, tôm Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng thị phần. Trong khi ,về sản lượng tôm các quốc gia đang có xu hướng giảm (như Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam), điều sẽ ảnh hưởng đến giá bán và giá tôm đang có chiều hướng tăng 10 - 15%. Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động phù hợp và có kỹ năng nên doanh nghiệp sẽ có ưu thế trong việc sản xuất những sản phẩm giá trị gia tăng cung cấp cho thị trường.

11 tháng, con tôm góp công lớn trong xuất khẩu ngành nông nghiệp

11 tháng, con tôm góp công lớn trong xuất khẩu ngành nông nghiệp - Ảnh: Huy Hùng

Tuy nhiên, con tôm Việt Nam vẫn tiềm ẩn những nguy cơ mà có thể khiến cả ngành bị ảnh hưởng. Ai cũng biết những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký sẽ giúp con tôm mở rộng nhiều cánh cửa ở nhiều thị trường khác nhau nhờ thuế xuất giảm dần về 0%. Song thách thức vẫn không kém, vì theo quy định, các quốc gia vẫn có những chiến lược để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng trong nước.

Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ 1/10/2009. Theo đó, nhiều mặt hàng nông sản có thuế xuất 0%, trong đó, có con tôm nhưng thực tế cho thấy, trong những năm qua xuất khẩu tôm sang thị trường này “tơi tả”, vì năm nào cũng có lô hàng hàm lượng các hóa chất cấm vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể, Nhật Bản đang tăng tần suất kiểm tra Sulfamethoxazole Sulfadiazine, duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu Furazolidone, Enrofloxacin đối với các lô hàng tôm.

Giải quyết thách thức

Không phải ngẫu nhiên trong một hội thảo liên quan đến con tôm ở Cần Thơ, ông Trương Đình Hòe đã đưa ra kiến nghị rằng, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp bằng các chương trình nâng cao nhận thức về ưu đãi thuế quan đi kèm với quy tắc xuất xứ để giúp các doanh nghiệp có thể tối đa hóa các ưu đãi mà các hiệp định thương mại sẽ mang lại. Đồng thời, đưa ra một trong những nhiệm vụ của toàn ngành là phải giảm giá thành sản xuất và kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, đặc biệt là kháng sinh tại khâu nuôi trồng thủy sản. Để kiểm soát vấn đề kháng sinh, theo phía VASEP là người nuôi tôm cần quan tâm đến các chứng nhận như GlobalGAP, BAP, BRC, IFS…

Tuy nhiên, để những chứng nhận này nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ người nuôi tôm, VASEP cũng cho biết, bên muốn chứng nhận phải trả mức phí cao, giảm niềm tin của người tiêu dùng bởi những thông điệp mâu thuẫn nhau mà thậm chí còn tạo khoảng cách và hiểu sai giữa những người sản xuất và các thị trường tiêu thụ chính.

 

 

>> 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt hơn 2,6 tỷ USD; trong đó Mỹ tiếp tục dẫn đầu với 604,4 triệu USD, tiếp đến là EU với 497,5 triệu USD, Nhật Bản là 474 triệu USD.


 

Tiểu Kiều
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay25,877
  • Tháng hiện tại204,444
  • Tổng lượt truy cập90,267,837
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây