Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu trái cây: Cẩn thận không thừa

Thứ năm - 13/07/2017 22:00
Thời gian qua, một số doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu trái cây sang thị trường Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) đã có đơn khiếu nại và đề nghị Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại UAE hỗ trợ, can thiệp bởi một số doanh nghiệp nhập khẩu trái cây tại thành phố Dubai có dấu hiệu lừa đảo, gian lận thương mại…

Lừa đảo gian lận theo quá trình

Theo kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu của UAE đã thực hiện việc lừa đảo, gian lận thương mại theo một quá trình hết sức tinh vi và rất khó nhận biết. Các doanh nghiệp UAE thường thuyết phục doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu trái cây như chanh, chuối...theo thông lệ của thành phố Dubai, với phương thức thanh toán trước 50% và thanh toán toàn bộ sau khi nhận được hàng đúng chất lượng (cam kết thanh toán 15 ngày sau khi nhận hàng).

xuat khau trai cay can than khong thua hinh 1
Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam gặp khó khăn khi hợp đồng xuất khẩu trái cây với các doanh nghiệp của UAE. (Ảnh minh họa:KT)

Tuy nhiên, sau khi nhận được hàng, các doanh nghiệp UAE đã gửi thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam để lấy chứng từ gốc, sau đó liên tục lấy lý do trục trặc ngân hàng để lấp liếm việc phát hành thanh toán giả, trì hoãn việc thanh toán (thậm chí là cả khoản 50% kinh ban đầu).

Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam làm “căng”, các doanh nghiệp UAE sẽ sử dụng thủ thuật tráo hàng chất lượng kém, khiếu nại doanh nghiệp Việt Nam mà không có bất cứ giấy tờ giám định chất lượng nào.

Với tình trạng này, đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị chậm thanh toán từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có doanh nghiệp sang tận nước sở tại để đòi tiền nhưng cũng không giải quyết được, do doanh nghiệp UAE cố tình lẩn tránh hoặc dùng thủ đoạn “câu giờ”.

Thống kê của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại UAE cho thấy, đã có 13 doanh nghiệp UAE có dấu hiệu lừa đảo bằng hình thức kể trên, có nhiều doanh nghiệp đã bị kiện ra tòa với lý do không thanh toán tiền cho bên xuất khẩu.

Ông Phạm Trung Nghĩa - Tham tán thương mại Việt Nam tại Dubai – UAE cho biết, thị trường UAE tương đối mở và dễ tính, đồng thời cũng là thị trường trung chuyển đến 40% lượng hàng hoá nhập khẩu. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh rất khốc liệt về giá cả hàng nhập khẩu và biên lợi nhuận thường ở mức thấp.

“Mặc dù Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã có các cảnh báo, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn có giao dịch với các doanh nghiệp UAE “có vấn đề”. Vậy nên khi doanh nghiệp Việt Nam thấy các hợp đồng mua hàng ở mức giá  cao hơn giá thị trường từ những doanh nghiệp mới, lạ thì cần hết sức cảnh giác”, ông Nghĩa cảnh báo.

Đại diện Tham tán thương mại Việt Nam tại Dubai cũng hết sức lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần lưu ý, hạn chế việc cho trả chậm hoặc nợ tiền. Nếu có cho chậm thanh toán cũng chỉ ở mức 10-20% tránh trường hợp nhiều doanh nghiệp cho trả chậm đến 1/2 giá trị lô hàng, khi phát sinh vấn đề sẽ bị đọng vốn và khó giải quyết.

Vai trò của Thương vụ rất quan trọng

Để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, làm ăn kinh doanh có hiệu quả với phía UAE, ông Nghĩa cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, bạn hàng tại UAE một cách kỹ lưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật.

“UAE là quốc gia với rất nhiều doanh nghiệp các nước hoạt động kinh doanh với thời gian hàng chục năm, có những doanh nghiệp làm ăn chắc chắn, bài bản, uy tín. Doanh nghiệp Việt Nam có thể ký hợp đồng, thoả thuận cung cấp dài hạn hàng hoá đối với các doanh nghiệp này theo mức giá xác định từng thời điểm, trên cơ sở % hoa hồng chia sẻ cho doanh nghiệp đầu mối tại UAE. Trường hợp bán hàng theo chuyến, cần xác định rõ giá thị trường của hàng và phương thức thanh toán thích hợp”, ông Nghĩa cho biết.

Theo ông Nghĩa, một yếu tố hết sức quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý, đó là hạn chế việc cạnh tranh theo kiểu bán hàng giá thấp để có hợp đồng. “Điều này sẽ càng khiến cho doanh nghiệp UAE tận dụng ép giá, ép phương thức thanh toán. Nghiêm trọng hơn là phá vỡ mặt bằng giá hàng Việt Nam tại thị trường UAE”, ông Nghĩa lưu ý và khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt cần tránh tâm lý hám lợi trong kinh doanh gây ra các tranh chấp không cần thiết.

Điều quan trọng trên hết theo ông Nghĩa là các doanh nghiệp phải tiến hành sàng lọc và xác minh rõ các đối tác, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đối tác tìm kiếm qua internet. Đối với các đơn hàng ký kết lần đầu với đối tác mới, doanh nghiệp cần liên hệ với Thương vụ để đề nghị hỗ trợ, xác minh về giá cả, tư cách pháp nhân, uy tín.

“Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại UAE sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nhằm đưa hàng hóa Việt vào nhiều hơn nữa tại các hệ thống siêu thị. Thương vụ cũng sẽ trực tiếp làm việc và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm kiếm và xác minh khách hàng nhập khẩu vào UAE”, ông Nghĩa cam kết.

13 doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo và gian lận thương mại tại UAE: Green Belt Food Stuff; Diamond Empire General Trading; Vintage International F.Z.C.; Mohammad Mehdi General Trading; Onion Food Stuff Trading; Khushi Trading; Olwen International FZC; Red Fort Trading; Season Food Stuff Trading; Lassani Food Stuff Trading; Mahak Gulf Trading; Takbeer Trading và công ty Floral Fruit.
 
 
(Nguồn tin:VOV.VN)  
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập398
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm390
  • Hôm nay30,432
  • Tháng hiện tại122,703
  • Tổng lượt truy cập90,186,096
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây