Học tập đạo đức HCM

Hải Dương: Vải chín sớm giá cao, vải chính vụ hứa hẹn tiêu thụ tốt

Thứ năm - 21/05/2020 03:21
Những ngày này tại huyện Thanh Hà, vùng trồng vải thiều lớn nhất tỉnh Hải Dương, những trà vải chín sớm đang cho thu hoạch. Trong khi đó, nhờ công tác xúc tiến đều tay nên lứa vải chính vụ hứa hẹn tiêu thụ tốt.
Vải chín sớm tại thôn Vĩnh Ninh (xã Thanh Quang, Thanh Hà) có giá bán tốt (50.000 đồng/kg)

Tại huyện Thanh Hà, năm nay vải được mùa, mẫu mã đẹp. Dự kiến năm nay, sản lượng của toàn huyện ước đạt 35.000 tấn. Hiện vải thiều chín sớm đang cho thu hoạch, giá khá cao.

Vải chín sớm được giá

Báo Hải Dương dẫn thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Hà cho biết năm nay, vải bắt đầu cho thu hoạch từ đầu tháng 5 và đến đầu tháng 7 mới kết thúc, kéo dài hơn từ 7-10 ngày so với những năm trước (cả vải chín sớm và chính vụ). Giá vải ổn định ở mức cao. Ngày 20/5, giá vải sớm được thương lái mua từ 37.000-40.000 đồng/kg, cao hơn cùng thời điểm năm trước từ 10.000-15.000 đồng/kg.

Ở xã Thanh Quang, xã có vải thiều chín sớm nhất huyện Thanh Hà, vải được bán với giá tốt, vải u trứng trắng từ 50.000-53.000 đồng/kg; vải u hồng từ 35.000-37.000 đồng/kg. Theo UBND xã Thanh Quang, hiện nay thương lái trong nước vẫn về thu mua bình thường để tiêu thụ nội địa và xuất sang Trung Quốc.

Chú trọng thị trường nội địa

Những năm trước đây, quả vải Thanh Hà xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước khác chiếm khoảng 40%. Nhưng năm nay, lường trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, huyện Thanh Hà tập trung tìm hướng tiêu thụ vải thông qua hệ thống siêu thị, DN chế biến nông sản trong nước...

Vì vậy, huyện đã tăng cường quảng bá quả vải trên các phương tiện thông tin đại chúng; gửi thư mời tới hàng trăm DN trong và ngoài nước đến tham quan, mua vải; tổ chức hội nghị hướng dẫn DN truy xuất nguồn gốc vải thiều Thanh Hà và dự kiến tổ chức tuần lễ vải thiều tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong nước cùng các DN, siêu thị, hiệp hội DN phối hợp tiêu thụ vải thiều Thanh Hà. Bên cạnh đó, các xã trồng vải cũng tích cực tìm đầu mối tiêu thụ vải.

Trong việc xuất khẩu, ngay từ đầu vụ, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã cử chuyên gia xuống các vùng vải của Thanh Hà để rà soát, đánh giá các vùng trồng và đề nghị cấp mã số vùng trồng vải xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Australia, Trung Quốc... Bên cạnh đó, Chi cục cũng cử cán bộ đến tận các vùng trồng vải hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật được các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia, EU chấp nhận.

Nhờ đó, huyện Thanh Hà vừa được cấp thêm 8 mã vùng vải xuất khẩu mới, nâng tổng số lên 17 mã vùng với tổng diện tích 155,25 ha và gần 1.500 hộ tham gia.

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên đến nay đã có nhiều DN đến khảo sát các vườn vải (Tập đoàn Big C Việt Nam, Công ty CP Thương mại đầu tư và Phát triển Thuận Thiên, Cửa hàng Ikon Food, chuỗi thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam...). Các DN như Công ty CP Nông sản Hải Dương, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Happro, hệ thống các siêu thị: Co.opmart, Vinmart, Intimex... đã có kế hoạch thu mua, sơ chế, tiêu thụ quả vải. Công ty CP Ameii Việt Nam và Công ty Quốc tế Bambo Hà Nội đã ký hợp đông tiêu thụ.

Tín hiệu đáng mừng nữa là nhiều DN đã nhận được các đơn hàng từ phía đối tác nước ngoài. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên phía đối tác đã ủy quyền cho DN Việt Nam đánh giá, kiểm soát chất lượng quả vải để xuất khẩu.

Chẳng hạn, Công ty TNHH Chế biến nông-lâm sản Thanh Hà (huyện Thanh Hà) năm nay sẽ thu mua 300 tấn vải thiều xuất khẩu sang Hàn Quốc và 50 tấn long vải xuất khẩu sang châu Âu. Ngoài ra, DN này đã ký được đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường Anh, Đức, Pháp, Thái Lan, mỗi đơn hàng từ 25-30 tấn. Công ty CP Nông sản Hưng Việt (huyện Gia Lộc) sẽ mua khoảng 1.000 tấn vải Thanh Hà xuất khẩu sang Trung Quốc…

Thương lái thu mua vải chín sớm tại xã Thanh Quang.

Theo lãnh đạo huyện Thanh Hà, địa phương sẽ tạo mọi thuận lợi cho các DN, thương lái đến thu mua vải. Công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn sẽ được tăng cường, giúp các tiểu thương và DN đến thu mua thuận lợi.

Thanh Xuân

Nguồn tin: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay18,913
  • Tháng hiện tại86,392
  • Tổng lượt truy cập92,464,056
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây