Học tập đạo đức HCM

Lô hàng vải thiều Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp

Chủ nhật - 13/06/2021 04:10
Lô vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát triển đã được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không. Lô hàng này đã tận dụng được ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Lô vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát triển đã được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không. Ảnh: Bộ Công Thương

Ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp chia sẻ, quá trình phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam và nhà nhập khẩu Pháp để đưa vải thiều Việt Nam sang Pháp đã gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Việc kết nối doanh nghiệp vướng một số vấn đề như: không có hàng mẫu để chào hàng tới nhà nhập khẩu, khách hàng Pháp không trực tiếp sang được Việt Nam để kiểm tra vùng trồng và chất lượng quả vải…

Tuy nhiên, sau nhiều lần giới thiệu, kết nối bằng phương pháp trực tuyến, sự kiên trì kết nối doanh nghiệp hai nước cũng như nỗ lực của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, trái vải thiều Việt Nam từ vùng trồng Thanh Hà (Hải Dương) đã được Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Rồng Đỏ đưa sang Pháp thành công. Mặt hàng vải thiều sẽ có mặt trên kệ hàng của hệ thống siêu thị Á Châu tại Thủ đô Paris.

Ông Vũ Anh Sơn đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài, đơn hàng vải thiều nhập khẩu chính ngạch vào Pháp đã khẳng định thương hiệu, cũng như chất lượng quả vải Việt Nam nói riêng và sản phẩm nông sản của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.

Tem truy xuất nguồn gốc itrace247 của Cục Xúc tiến thương mại cho phép người tiêu dùng tại Phápngay lập tức tiếp cận với thông tin sơ bộ về nhà xuất khẩu, quy trình chế biến, các chứng nhận chất lượng của nhà xuất khẩu, toàn bộ lịch trình chi tiết từ quá trình nuôi trồng, chăm sóc thu hoạch hay đóng gói đều được hiển thị rõ ràng theo trình tự thời gian. Tem truy xuất nguồn gốc itrace247 không chỉ đáp ứng được xu thế tiêu dùng mới bằng thông tin minh bạch, thiết lập mối liên kết từ trang trại tới bàn ăn, mà còn là thể hiện chính sách quản lý có chiến lược và trách nhiệm của Việt Nam.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cũng nhận định, thời gian vừa qua, chưa nhiều người Pháp biết đến hương vị thơm ngon của trái vải thiều Việt Nam, vì thế, Cục Xúc tiến thương mại đã và đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Pháp cùng nhiều Thương vụ Việt Nam tại khu vực thị trường EU thực hiện quảng bá trái vải cũng như nhiều mặt hàng nông sản triển vọng khác của Việt Nam tại EU.

Hiện nay, tổng dung lượng thị trường châu Âu đối với trái vải nhập khẩu được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn mỗi năm. Madagascar là nhà cung cấp vải lớn nhất cho châu Âu, với nguồn cung các loại trái cây ngoại lai (chủ yếu là vải) là hơn 15,5 nghìn tấn, phần lớn dành cho thị trường Pháp.

Trước năm 2017, phần lớn trái vải được nhập khẩu qua cảng biển của Bỉ nhưng sau khi Pháp có đường vận chuyển trực tiếp, lượng nhập khẩu vải qua Bỉ đã giảm từ 14 nghìn tấn (2016) xuống còn 7 nghìn tấn (2017). Hiện nay, Pháp là thị trường nhập khẩu vải lớn thứ 2 sau Hà Lan và là thị trường đầu vào cho châu Âu. Một phần không nhỏ vải nhập khẩu vào Pháp thông qua đường hàng không.

Số liệu nêu trên cho thấy tiềm năng cho trái vải Việt Nam tại thị trường Pháp rất lớn. Cho tới nay, mặc dù trái vải Việt Nam vẫn đang được nhập khẩu vào Pháp nhưng số lượng nhỏ hoặc đưa vào Pháp từ các nước châu Âu khác có điều kiện nhập khẩu ít ngặt nghèo hơn và trái vải gần như chưa được phân phối tại các hệ thống siêu thị lớn tại Pháp.

"Trong bối cảnh đó, lô hàng gần 1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc được nhập khẩu chính ngạch qua đường hàng không vào Paris có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung", ông Vũ Bá Phú đánh giá.

Dự kiến, trong tháng 6-7/2021, mỗi tuần đều sẽ có đơn hàng tương tự được nhập khẩu vào Pháp để thăm dò thị trường và hướng tới kế hoạch nhập khẩu hơn 10 tấn vải thiều qua đường hàng không và đường biển trong năm 2022.

Phan Trang/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay31,701
  • Tháng hiện tại333,270
  • Tổng lượt truy cập92,710,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây